Page 353 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 353

3.      Trong  một  đất  nước  theo  Tổ  quốc  luận,  lòng
   biết  ơn  là  nền  tảng  của  đạo  đức,  đồng  thời  là  nền
   tảng  tín  ngưỡng.  Nó  là  cơ  sở  tục  thờ  cúng  tổ  tiên,
   những  người  có  công  với  làng:  các  vị  có  công  dựng
   lên  làng,  các  tổ  sư  các  nghề,  các  nhân  vật  bảo  vệ
   làng,  các  anh  hùng,  các  nhà  văn  hóa.  Một  số  nhập
   vào  thiên  đình  Đạo  giáo.  Chắc  chắn  đây  là  hiện
   tượng  có  sau:  khi  tục  thờ  Mau  phát  triển,  nó  thu
   hút  các  tục  thờ  cúng  khác  váo  phạm  vi  của  mình,
   cấp  cho  hình  thức  mối.
       Trong  điện  Tứ  phủ,  thuộc  hàng  quan,  nhưng
   cao  hơn,  có  Đức  Thánh  Trần,  tức  Trần  Hưng  Đạo,
   con  gái  ngài  và  các  tướng  của  ngài.  Rồi  các  anh
   hùng  nhập  vào:  Cao  Lỗ,  Hai  Bà  Trưng,  Bả  Triệu,
   Nguyễn  Kim,  Phạm  Ngũ  Lão  v.v...  Lí  thuyết  đầu
   thai  là  rất  tiện  để  giải  thích  các  Thánh  Mấu  hóa
   thân  thành  Bá  Trưng,  Bà  Triệu,  Ỷ Lan,  Ngọc  Hân.
   Huyền  thoại  nhập  vào  lịch  sử.  Không  những  thế,
   Quan  Vũ  vị  tướng  đời  Hán  cũng trở  thành  vị  thần
   quan  trọng.  Theo  tôi  nghĩ  đây  là  hiện  tượng  ghép
   sau.  Học  thuyết  Vương  Dương  Minh  đời  Minh  đề
   cao  Quan  Vũ  lầ  nhân  vật  lý  tưởng.  Việc  thờ  Quan
   Vũ  là xuất phát từ đó rồi  lan khắp châu Á, đặc biệt
   qua Hoa Kiều và là biểu tượng của tinh thần chống
   ngoại  xâm  ở  những  người  chông  Thanh.  Ong  trở
   thành không những vị  thần  Đạo giáo Việt Nam  mả
   còn là vị thần của Hát Bội  tuy ông không liên quan
   gì  với  nghề  hát  tuồng  cả.
       Trong  điện  thờ  Tứ  Phủ  thờ  cả  rắn  vá  hổ.  ông
   rắn  gọi  là  ông  Lốt.  Khi  ông  nhập  vào,  người  đông


                                                         355
   348   349   350   351   352   353   354   355   356   357   358