Page 349 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 349
Thánh Mẩu Thoải, Thoải là thủy nghĩa là nước
cai trị Thủy Phủ (miền sông nước) làm chủ sông,
biển, rất quan trọng với nghề nông, mặc đồ trắng.
Thánh Mau Thượng Ngàn cai trị núi rừng, cây
cối, thực vật, mặc đồ lam.
Sau này thêm vào Thánh Mấu thứ tư là Thánh
Mau Địa phủ (miền đất), cai quản đất đai, sinh vật,
mặc áo vàng.
Tiểu sử các Mau cho biết các Mau xuất hiện
sau thế kỉ XV tức là từ đời Lê. Và nếu lá thế, thì
thờ Mấu ra đời sau khi Nho giáo đã thay Phật giáo
để đáp ứng sự hẫng hụt về tâm linh mà Nho giáo
tạo nên. Các Mẩu đều đã trải qua cuộc sống bình
thường với nhiều bất hạnh của phụ nữ Việt Nam,
sống đạo đức, thương người chứ không phải có tu
luyện gì đặc biệt.
Các thuyết về Thánh Mẩu Thượng Thiên không
thống nhất. Có thuyết cho bá là Tây Vương Mấu,
nhân vật huyền thoại từ đời Chu. Có thuyết cho bà
là tiên nữ Quỳnh Hoa vì đập vỡ cốc rượu bất tử mà
bị đáy xuống trần và năm 1557 "đẩu thai" làm con
gái một viên quan làng Vân Cát, huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định, lấy một viên quan to và chết ngày
mồng 3, tháng 3 âm lịch. Sau náy, bà lại được đồng
nhất hóa với chúa Liễu Hạnh. Bà giỏi đàn ca, thơ
phú, nhiều lần xướng họa với chồng lá Đào Lan và
danh nho Phùng Khắc Khoan. Sau theo Phật có
công giúp ngầm triều đình, dẹp giặc, chữa bệnh.
Thích biến thành cô gái đẹp họa thơ với các danh
351