Page 344 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 344
sau lấy Giáng Hương, một tiên nữ và thành tiên.
Đời Lê, có Trần Tú Uyên lấy nàng Giáng Kiều ở
xóm Bích Câu rồi thành tiên. Đời Lê, có Phạm Viên
lên núi hái thuốc gặp tiên rồi thành tiên. Lúc tôi
còn nhỏ thường nghe kể chuyện Phạm Viên... Các
ông tiên, bả tiên này đều là những người đạo đức,
thương dân nghèo, giúp dân. Sách Hội chân biên
có ghi tiểu sử 13 tiên ông và 14 tiên nữ như thế ở
Việt Nam.
Vào đầu thế kỷ XX khi các phong trào yêu nước
đều bị dập tắt, ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình,
Nghệ An, có phong trào thiện đản để bảo vệ truyền
thống yêu nước (12). Phong trào này do chính các
nhà Nho yêu nước như Đặng Xuân Bảng, Nguyễn
Thượng Hiền chủ trương. Đàn là một án thư, đốt
hương trầm, cắm hoa có một mâm gạo trắng vá một
cành đào vót nhọn gọi lá hạc bút. Một Nho sinh chỉ
cần biết chữ Hán đầu phủ khăn vải điều, tay cầm
hạc bút. Sau ki đốt hương trầm vá cầu tiên có thể
có một vị tiên nhập vào và người này cầm hạc bút
viết lên mâm gạo. Hai người phụ hai bên một người
đọc vá một người chép ra giấy lời của vị tiên gọi lá
giáng bút. Học giả Đào Duy Anh là bạn cụ Nguyễn
Ngọc Tỉnh, chính ngưdi "sáng tác" Kinh đạo nam
theo lối giáng bút này. Theo cụ Đào, ông Nguyễn
sức học bình thường không thể tự mình viết được
một công trình tổng kết được tư tưởng nhá Nho thời
bấy giờ như thế. ông Tỉnh trong những năm 60
làm việc một chỗ với cụ Đảo ở Viện Sử. Có thể đây
lá hiện tượng hoạt động của tiềm thức.
346