Page 340 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 340
Tôi không dám đi con đường này mặc dầu đã
có người đi (10). Xét về mặt văn hóa học, tôi thấy
bản đồ lá số là bản đồ tâm lí người Trung Hoa và
Việt Nam. Dựa vào đấy mà nghiên cứu tư tưởng,
tâm lí, ham muốn và sợ hãi của người Việt vá người
Hoa sẽ rất có giá trị, cũng như quan niệm của họ
về thời gian, không gian, tất cả đều cụ thể khác xa
cái thời gian và không gian vật lí.
Tống Nho khi tự gọi mình là "Đạo học" đã thừa
nhận sự đóng góp to lớn của Đạo giáo. Việt Nam
khi chỉ tiếp nhận Tống Nho thì cũng dễ dàng tiếp
nhận Đạo giáo vá Phật giáo. Vào thời Lý-Trần có
khoa thi tam giáo (Nho-Phật-Lão), cách thi này là
bắt đầu từ đời Đường. Nhưng sang đời Lê thì chỉ
thi về Nho giáo mà thôi. Việc hiểu Phật, Lão là rất
cần trong việc trị nước. Đổ cai trị phải nắm lịch sử
là điều Nho giáo cung cấp, nhưng lại còn phải am
hiểu nhu cầu tâm linh của nhân dân, mà điều này
không có trong Nho giáo, lại biểu hiện rất rõ trong
Phật giáo, Đạo giáo.
4. Một điều có thể xem là thú vị và hết sức
đáng chú ý là vai trò của Trang Tử trong tư tưởng
và văn học Việt Nam. Lão Tử lá người khách quan
luận nhìn mọi việc một cách thản nhiên nên không
hợp với tâm lí Việt Nam. Tuy đọc khá nhiều sách
xưa, tôi chưa thấy một người Việt Nam nào thực
sự là môn đệ của cụ Lão. Trái lại, người mê cụ
Trang đông vô kể. Như Tùng Thiện Vương thú nhận:
"Ba phần Khổng Mạnh, một phần Trang", tâm lí
nhá Nho Việt Nam có một phần Trang Tử. Tại sao?
342