Page 342 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 342

niên  Tây  học  bất  lực  trước  cuộc  đời.  Trang  Tử  ở
         Việt  Nam  chỉ  tồn  tại  như  một  nhà  văn  vì  người
          Việt  Nam  sinh  ra  với  tâm  lí  tổ  quốc  luận  (11).
              5.     Việc  dùng  bùa  phép  là  chung  cho  mọi  tín
          ngưỡng,  không  phải  là  độc  quyền  của  tín  ngưỡng
          nào.  Ta  thấy nó  ở nhiều  đồng bào  thiểu  số  không
          hề  chịu  ảnh  hưởng  Đạo  giáo.  Nhưng  bùa  Đạo  giáo
          có đặc điểm riêng là  dựa trên chữ Hán.  Vì cho rằng
          các  vị  than  ở  ngay  trong  con  người  nên  Đạo  giáo
          dùng  bùa  để  chữa  bệnh,  đuổi  tà,  cầu  phúc.
              Vì bùa phép cấp  cho các pháp  sư một quyền lực
          gần  như  vô  hạn  cho  nên  quần  chúng  cho  rằng  họ
          có  thể  thay  đổi  một  trật  tự  xã  hội  thối  nát  thành
          một xã hội hòa  bình  và  hạnh  phúc.  Do đó,  có  nhiều
          phong  trào  tôn  giáo  chuyển  thành  nông  dân  khởi
          nghĩa.  Năm  1379  Nguyễn  Bổ,  tức  Đường  Lang  Tử
          lôi  cuốn  quần  chúng  Bắc  Giang.  Năm  1403,  Trần
          Đức  Huy  lôi  cuốn  nông  dân  chống  lại  nhà  Hồ  (7).
          Các phong trào  chống Pháp  của  Mạc  Đình  Phúc và
          Kỳ  Đồng  cũng  theo  xu  hướng  này.  Trường  hợp  Kỳ
          Đồng rất đặc biệt,  ông tên  lá  Nguyễn  Kỳ  cẩm,  lúc
          bé nổi tiếng thần đồng nên lấy biệt hiệu là Kỳ Đồng
          tự cho  mình có  sứ  mạng cứu  dân  làm  thiên hạ  thái
          bình,  phù  hợp  với  lời  sấm  của  trạng Trình  Nguyễn
          Bỉnh Khiêm  "Bạch xỉ sinh,  thiên hạ bình", tức  "Răng
          trắng ra đời,  thiên hạ  thái bình", ông để răng trắng,
          trong khi lúc bấy giờ ai  cũng nhuộm răng đen.  ông
          tự xưng lả  Bạch  Xỉ và  cầm  đầu một  phong trào tôn
          giáo  chống  Pháp,  bị  bắt  đưa  sang An-giê-ri,  ông  là


         344
   337   338   339   340   341   342   343   344   345   346   347