Page 337 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 337

ba yếu tố (học thuyết, người hành nghề, quần chúng
   có  tổ  chức)  mới  có  thể  gọi  là  tôn  giáo.
       2.      Một sản phẩm khác của Đạo giáo, có học thuyết
   và  người  hành  nghề  nhưng  không  có  quần  chúng
   có  tổ  chức  lá  thuật phong  thủy,  những  người  làm
   nghề  này  được  gọi  là  thầy  địa.  Thuật  này  đã  có  từ
   trước  đời  Chu  và  dựa  trên  quan  niệm  núi,  sông  có
   linh khí.  Nơi  nào linh  khí hội  tụ  thì  sẽ  phồn thịnh,
   có  lắm  người  tái.  Người  Nghệ  An  thường  gọi  quê
   mình  là  đất  Hồng  Lam  vì  tự  hào  quê  hương  mình
   tiếp  thu  được  linh  khí  núi  Hồng  Lĩnh,  sông  Lam
   Giang.  Đến  đời  Tấn,  Quách  Phác  mới  dựa  vào  Đạo
   giáo,  viết  Thanh  nang kinh  sáng  lập  Phong  thủy.
   Người  ta  gọi  nó  như vậy  vì  hai  cơ  sở  của  nó  là  gió
   (phong)  thuộc  dương  và  nước  (thủy)  thuộc  âm.  Nó
   là  cách  áp  dụng  nguyên  lí  âm  dương  và  ngũ  hành
   vào việc xem  đất  để  đặt  mồ  mả,  dựng nhà,  định đô
   thị.  Lúc nhỏ,  thầy  tôi  có  dạy  tôi  thuật  này với  mục
   đích  khiêm  tốn  là  giúp  tôi  hiểu  tại  sao  mộ ông vua
   này,  lăng  ông  vua  kia  lại  đặt  vào  nơi  này,  chỗ  nọ
   và  mục  đích  thầm  kín  của  các ông Gia  Long,  Minh
   Mệnh là cái gì.  Trong đầu óc duy lí của tôi, tôi thấy
   nó  giống toán  dựng  hình  trong  hình  học.  Một  dòng
   nước,  một  con  sông,  một  cái  đồi...  đều  có  linh  khí.
   Đất  tùy  theo  hình  dáng  mà  thuộc  kim  (nhọn),  mộc
   (dài  và  thẳng),  thủy  (quanh  co),  hỏa  (nhọn),  thổ
   (vuông).  Địa  điểm  tốt  là  hình  dáng  đất  phù  hợp,
   tiếp thu các linh khí một cách vừa phải. Do đó, linh
   khí  phải  có  cái  gì  ngăn  nó  lại  (sông,  đồi),  và  con
   người có thể góp phần ngăn chặn náy bằng đào kênh,
   đắp  đồi...


                                                         339
   332   333   334   335   336   337   338   339   340   341   342