Page 335 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 335
Nam gắn liền với sinh hoạt của làng với các trò
diễn xướng, trò chơi tạo nên tính phong phú của
văn hóa dân gian.
Như vậy, thành hoàng là xuất phát từ cơ sở tín
ngưỡng ĐNA nhưng đã được tôn ti hóa kiểu Trung
Hoa, theo quy chế triều đình và vai trò của Nho
giáp là thể chế hóa một tín ngưỡng quen thuộc chứ
không phải là xóa bỏ nó, thay thế nó bằng một tín
ngưỡng khác.
Hình ảnh của thế giới các thần ở làng giống
như hình ảnh chế độ hào mục. Không có ai nắm
quyền tuyệt đối mà có một tập thể: Tứ Pháp, Tứ
Phủ, nhiều thành hoàng.
II. ĐẠO GIÁO ở VIỆT NAM
1. Đạo giáo là một sản phẩm của Hoa Nam với
xu hướng thần bí, khác xu hướng Hoa Bắc với Nho
giáo, Mặc giáo, Pháp gia chỉ xét đến quan hệ thực
tế giứa người với người. Đạo giáo nhập vào Việt
Nam gần như ngay sau khi ra đời. Trong Đại tạng
kinh số 52, sử truyện, bộ rv "Hoằng minh tập" nói:
Lúc bấy giờ, sau khi Linh Đe băng há (năm 190),
thiên hạ rối loạn. Chỉ có Giao Châu hơi yên ổn. Các
dị nhân (phương sĩ) phương Bắc đều đến đó. Nhiều
người theo thuật tịch cốc (nhịn ăn ngũ cốc), luyện
thuốc trường sinh bất tử. Dĩ nhiên, chẳng ai nhờ
đan sa mà trường sinh, trái lại có trên hai trăm
ông vua chết vì ngộ độc đan sa. Thứ sử Trương Tân,
nhận chức năm 201 thích quỷ thần, thường đội khăn
337