Page 330 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 330
Từ cuộc cách mạng nông nghiệp này nảy sinh
sự chuyển hóa về tư tưởng.
Một là vai trò của tín ngưỡng phồn thực. Trong
tín ngưỡng xa xưa, trồng được cây ra quả cũng là
một với việc trai gái ăn nằm sinh con cái. Cho nên
có văn hóa nông nghiệp sẽ có tín ngưỡng phồn thực,
đồng thời đàn bá đẻ con chứ không phải đàn ông,
nên trong tín ngưỡng phụ nữ sẽ là chủ chốt.
Tín ngưỡng phồn thực biểu hiện ở việc thờ sinh
thực khí và hành vi giao phối. Tục thờ sinh thjực
khí, đặc biệt sinh thực khí nam là phổ biến ở Ân
Độ vá ĐNA. Trong phần lễ hội sẽ nói về các lễ hội.
Đây chỉ xét về điêu khắc; các nhá mồ Tây Nguyên
trang trí các tượng nam nữ với bộ phận sinh thực
khí phóng đại, các cột đá dựng lên được thờ. Hành
vi giao phối biểu hiện trên trống đồng Đào Thịnh
(500 năm trước C.N) với bốn đôi nam nữ.
Hai là các hiện tượng thiên nhiên liên quan tới
nông nghiệp. Một khi đã làm nông nghiệp, thiên
nhiên sẽ liên quan với con người như máu thịt. Có
hai hiện tượng quyết định cuộc sống là nắng và
mưa. Nắng là do mặt trời: mặt trời có mặt ỏ mọi
trống đồng, ơ phương Nam việc thờ trời là chung
cho toàn dân. Xưa gọi là Bà trời ("õng trăng mà
lấy Bà trời"), sau náy chịu ảnh hưởng Trung Quốc
mới đổi "Ông trời". Trái lại, ở Trung Quốc chỉ có
Hoàng đế là con trời (Thiên tử) mới được phép thờ
trời. Dân mả thờ trời là phạm pháp. Đối lập vói Bà
trời có Bà đất sau này cũng chuyển thành nam giới
là Thổ địa, một tên Trung Quốc.
332