Page 326 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 326

Một là lí thuyết đầu thai, lí thuyết này cho rằng
          linh  hồn  sau khi  xác  thịt chết  có  thể nhập  vào  một
          người,  một động vật hay một vật vô sinh.  Nó  không
          những là chung cho ĐNA trưóc Phật giáo mà lí thuyết
          luân  hồi  của  Phật  giáo  chỉ  là  một  cách  biểu  hiện
          có  lí  luận  hơn  mà  thôi.  Người  ta  còn  thấy  những
          dấu  vết  của  nó  ở cổ Ai  Cập,  ở Hi  Lạp  trong  các  lí
          thuyết  của  Platông,  Pitago.
              Cơ  sở của  nó  rất  quen  thuộc.  Khi  con  tằm  biến
          thánh nhộng rồi con nhộng thành con ngài, khi bông
          hoa  thánh  quả,  ta  thấy  cái  chết  của  vật  này  dẫn
          tới  sự  ra  đời  của  vật  khác.  Các  tộc  người  ở  Tây
          Nguyên  không  xem  cái  chết  là  sự  trửng  phạt  lớn
          nhất  vì  chết  đi,  họ  sẽ  đầu  thai  lại  trong  cùng  tộc
          người.  Hình phạt nặng nhất là bị đuổi ra khỏi buôn
          láng,  vì  như thế  là  m ất  hẳn  quan hệ  với  cộng đồng
          của  mình.  Khi  Đạo  giáo  Trung  Quốc  tìm  kiếm  sự
          bất tử của thể xác thì chính nó đã phủ nhận thuyết
          đầu  thai.  Theo  như  tôi  biết,  ở  cổ  đại  Trung  Hoa
          không  có  lí  thuyết  này.
              Hai là,  ưu thế của phụ nữ so với nam giới. Thiên
          đình  Đạo  giáo  Trung  Hoa  hầu  như  chỉ  có  đàn  ông;
          trái lại thiên  đình Đạo giáo Việt Nam lại do nữ giới
          làm chủ. Nho giáo nhấn mạnh ưu thế của nam giới.
          Nó  đã  ảnh  hưởng  lớn  tới  Việt  Nam.  Đàn  bà  bị  đẩy
          ra  khỏi  chính  quyền.  Lịch  sử  Việt  Nam  từ  khi  độc
          lập chỉ có Lý Chiêu Hoàng lảm vua vái tháng (1224).
          Họ  bị  đẩy  ra  khỏi  văn  học  chính  thống  trước  thế
          kỷ XVI, khỏi hoạt động tại đình làng, khỏi vũ (người


          328
   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331