Page 322 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 322

"chủ  giả";  c)  Các  "lục  sinh".  Khi  lên  18  tuổi,  các
           quán  và các  sinh  phải  có  sự đào  tạo  riêng một  thời
           gian,  phải  góp  tiền  giúp  đỡ  người  nghèo,  ốm  đau.
           Tín  đồ  gọi  là  "đạo  dân".
               Lục  sinh  là  người  dạy  về  phù  phép,  bủa  chú  ,
           cha  truyền  con  nối.  Neu  không  có  con  trai  thì  anh
           truyền cho em.  Con  trai  vợ thứ không được  làm  lục
           sinh.  Tổ  chức  náy  nguyên  vẹn  cho  đến  đầu  kỷ  XX.
               Mỗi  năm  có  ba  lần  họp  gọi  là  "Tam  hội".  Mỗi
           hội  thờ những vị  quan  trong nhóm  thiên  quan,  địa
           quan, thủy quan.  Có năm ngày lễ  tổ tiên,  tám ngáy
           lễ  cộng với ngáy Tet.  Vào những lúc nhất định,  đạo
           dân phải ăn chay để chuộc lỗi cho mình và cho những
           người  chết.  Từ  thời  Hoàng  Cân  đã  có  lệ  vị  tăng  lữ
           cầm  cây gậy  chín  đốt  (chín  là  con  số  của  Trời)  làm
           phù  phép  trên  nước,  đạo  dân  quỳ  xuống uống nước
           thánh  để  chửa  bệnh,  vì  đối  với  họ  bệnh  là  do  tội
           lỗi  mà  có.
               Việc cử hành nghi  lễ rất rắc rối nhằm  mục đích
           khẳng định  sự vứt bỏ  cuộc  sống trần  gian,  cho  nên
           lễ  càng  phức tạp  rắc rối  càng  có  sức thu hút  mạnh
           mẽ.  Trong ngày  lễ  bủn  than,  người  ta  lấy  than  bôi
           lên  đầu  để  hối lỗi.  Và chung quanh là  chiêng trống
           inh ỏi,  hương trầm   ngào  ngạt.  Các  đạo  dân lúc  đầu
           làm những cử chỉ  chậm  rãi,  nhưng trong không khí
           hương trầm,  chiêng trống,  dần  dần mất tự chủ,  mê
           đi,  đập  đầu xuống đất,  quỳ  lạy liên  tục,  100  lần  về
           hướng Nam,  70 lần về hướng Tây,  mồ hôi nhễ nhại,
           mê  đi.  Lúc  đó  thần  linh  nhập  vào.


           324
   317   318   319   320   321   322   323   324   325   326   327