Page 325 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 325

1.     Giữa Đạo giáo Trung Hoa với tín ngưỡng Việt
   Nam  có  hai  sự  khác  nhau  cơ  bản,  không  thay  đổi
   trong  lịch  sử:
       Một  là  Đạo  giáo Trung  Hoa,  dù  có  gốc  gác  dân
   gian,  vẫn  chuyển  hóa  thành  một  học  thuyết  mang
   tính  chất  trí  thức  và  quý  tộc  cũng  như  các  thành
   tựu  khác  của  văn  hóa  Trung  Hoa.  Từ  thời  Hạ  (ba
   ngần năm trước công nguyên),  văn  hóa Trung Quốc
   đã  là  đặc  quyền  của  trí  thức  quý  tộc.  Chính  tầng
   lớp này biến mọi giá trị nhân dân thành học thuyết
   và  biểu  hiện  từ  triết  học,  chính  trị,  tôn  giáo  đến
   phong thủy, y học,  dược học,  thủ pháp, hội họa, văn
   học,  ngay  cả  nấu  ăn,  vũ  đạo,  võ  thuật...  Việt  Nam
   không  có  tầng  lớp  trí  thức  để  thể  chế  hóa  các  tín
   ngưỡng. Nó sẽ vay mượn cách thể chế hóa của Trung
   Hoa  trong khi  về  nội  dung vẫn  là  những biểu  hiện
   của  linh  hồn  giáo.  Điều  này  trở  thành  dễ  dàng  với
   lí  thuyết  "Tam  giáo  đồng  nguyên"  do  Đào  Hoàng
   Cảnh  đề  xướng  vào  thế  kỷ  thứ  VI.  Trong  thời  nội
   thuộc  Hán,  vá  sau  này,  cả  trong  thời  độc  lập,  Đạo
   giáo  Trung  Quốc  chỉ  tồn  tại  ở  lớp  quan  lại  Trung
   Hoa  và  một  vài  ông  vua,  quan  lớn  Việt  Nam.  Còn
   nhân  dân  không  biết  đến  nó.

        Hai  là,  do  sự  tiếp  xúc  với  vãn  hóa  Hán,  có  sự
   cấu  trúc  hóa  lại  mọi  hình  thức  các tín  ngưỡng bản
   địa  gốc  ĐNA  để  bảo  vệ  nội  dung  cố  hữu  của  tín
   ngưỡng cha ông.  Có hai nguyên lí cơ bản của hệ tín
   ngưỡng  náy  đã  làm  cho  nó  duy  trì  bền  vứng  bản
   sắc  ĐNA.


                                                         327
   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330