Page 327 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 327
Kinh ở đồng bằng không có múa đôi nam nữ), vá
một phần khỏi vai trò chỉ đạo trong thờ cúng tổ
tiên. Đàn bá chỉ chủ tế việc thờ cúng khi không có
đàn ông, con trai. Truyền thống ĐNA vốn trọng nữ
giới, phải bù đắp sự thiệt thòi ấy bằng những tổ
chức trong đó vai trò quyết định là thuộc nữ giới.
Neu như ở nhiều nơi, sự bất bình đẳng bắt nguồn
từ thờ cúng và nữ giói bị xem là không trong sạch
thì ở đây, trái lại, nữ giới là đối tượng được tôn thờ
vá lảm chủ thế giới siêu nhiên. Nữ giới được ca
ngợi, và tham dự chính vào các nghi lễ, hội hè, trò
chơi, hát múa. Người đến các chùa, các điện thờ
Đạo giáo chủ yếu là nữ.
Để xét độ khúc xạ qua đó tìm được bản sắc văn
hóa dân tộc, phần trình bày về tín ngưỡng sẽ nói
trước đến tín ngưỡng dân gian, rồi đến Đạo giáo
dưới hình thức Trung Quốc, sau đó mới xét hiện
tượng đồng bóng, cuối cùng xét đến các hội lễ để
phân biệt cái nền ĐNA với phần vay mượn của Hán
thường rất rõ cho nên che lấp phần bản sắc dân tộc.
I. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
1. Trước khi tiếp xúc với Trung Hoa, tín ngưỡng
dân gian Việt Nam mang dấu ấn ĐNA rất đậm nét
(1). Các tín ngưỡng nảy xuất phát tử cơ sở linh hồn
giáo của môi trường rửng núi. ĐNA thời cổ xưa nhất
lầ một khu rừng mênh mông và những con sông
suối chảy qua lả những mạch giao thông. Do đó, có
tục thờ cây, thờ đá, thờ sông, suối. Tục thờ cây đã
329