Page 332 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 332

-  Tục  thờ  cúng  tổ  tiên  là  tín  ngưỡng  phổ  biến
         nhất của người Việt.  Nó bắt nguồn từ niềm tin rằng
         linh hồn người chết vẫn tồn tại trong thế giới chúng
         ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu.  Những
         công trình dân tộc học cho biết tín ngưỡng này cũng
         tồn  tại  ở  người  La  Mã,  rất  phổ  biến  ở  Mélanésie.
         ơ   ĐNA lục địa,  do ảnh hưởng Phật giáo,  có  tục hỏa
         táng hài  cốt người  chết,  cất tro  ở chùa  và  được  đức
         Phật  che  chở,  nhưng  tín  ngưỡng  linh  hồn  cha  ông
         tác  động đến  con  cháu  vẫn  còn.  Tôi  nghĩ  hình  thức
         thờ  cúng  này  tìm  thấy  ở  Việt  Nam  cách  biểu  hiện
         phổ  biến  nhất  và  đầy  đủ  nhất.  Nó  phổ  biến  nhất,
         vì  người  Việt  dù  theo  Nho,  Phật  hay  Lão  vẫn  thờ
         cúng  cha  mẹ.  Bàn  thờ  cha  mẹ  có  mặt  tại  mọi  nhà
         kể  cả  ở  các  gia  đình  Cộng  sản  hay  Công  giáo.  Mọi
         gia  đình  đều mời  anh  em  thân tộc  đến  dự ngày cha
         mẹ mình mất.  Người Việt Nam lấy lòng biết ơn làm
         nền  tảng  đạo  lý.  Tôi  phải  biết  ơn  cha  mẹ  đã  sinh
         ra tôi vá kỷ niệm  ngày  song thân mất cùng với anh
         em con  cháu để  tạo nên cơ sở cho quan hệ gia  đình.
         Có  linh  hồn  hay  không  thì  không  thể  biết,  nhưng
         chắc  chắn  tôi  phải  biết  ơn.
             Tôi  có  khảo  sát  tục này  ở  Trung  Quốc.  Nếu  tài
         liệu  cho  biết  quý  tộc  Trung  Hoa  thờ  cúng  tổ  tiên
         rất  kỹ  lưỡng  thì  không  thấy  nói  ở  cổ  Trung  Hoa
         dân  thường  cũng  thờ  như  thế.  Tục  này  tồn  tại  ở
         Hoa  Nam  nhưng Hoa  Nam  là  đất ĐNA xưa.  Tôi  có
         hỏi  các  học  giả  Trung  Quốc  thì  ý  kiến  không  nhất
         trí.  Tục này là  đầy  đủ  nhất  ở Việt Nam  vì  nó  có  cả


         334
   327   328   329   330   331   332   333   334   335   336   337