Page 334 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 334
văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận", ớ đây chỉ góp
thêm, vài điểm.
Danh từ "Thành hoàng" \à của Trung Quốc dùng
vào thế kỷ thứ VI để chỉ vị thần làm chủ một thành,
và thể chế này lá do triều đình đặt ra. Khi các nhà
Nho muốn xin nhà vua phong cho vị thần làng mình
tất yếu họ phải tìm một từ Hán gần nghĩa cho nên
mượn từ này. Còn nội dung của chữ thành hoàng
Việt Nam là vị thần che chở cho một láng có thể
là xuất phát tử chữ "m làng” của người Miền núi
theo như Trần Ngọc Thêm nói (5). Thành hoàng
được thờ tại đình làng làm thành mối liên hệ tinh
thần cho dân một làng và được vua phong làm thượng
đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần. Nói
chung, làng náo cũng có thành hoàng của mình, và
có làng có nhiều thành hoàng cùng thờ tại đình.
Các vị thần có thần phả ghi sự tích, công lao. Cạnh
các vị thần chính có những vị thần phụ. Theo Từ
Chi có hai loại thần phụ (6)
a- Những vị thần thờ tại nhiều nơi, thường là
những lực lượng thiên nhiên: Cao Sơn rõ ràng lá
thần núi; Càn Xá có thể là thần nước; ông Cụt-òng
Dài là hai con rắn. Đây là những biểu hiện của
linh hồn giáo.
b- Những vị thần của riêng một lảng, không có
danh hiệu; người ăn xin, người chết đuối..., chết vào
giờ thiêng.
Có thành hoàng sẽ có hội làng biểu hiện rõ đặc
điểm của thành hoàng. Như vậy thành hoàng Việt
336