Page 336 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 336
màu đỏ, gảy đàn, đốt hương, đọc sách đạo, nói rằng
giúp cho việc giáo hóa. Cát Hồng, một nhân vật chủ
chốt của Đạo giáo, dù già cũng xin hoàng đế cho
làm một chức quan huyện lệnh ở Giao Chỉ để luyện
kim đan. Đời Đường rất trọng Đạo giáo. Lão Tử
được phong làm Huyền Nguyên Đe Quân. Vua sai
hai kinh Nam, Bắc, các châu lập đền thờ. Theo Giao
Châu bát truyện k í vào đời Đường nước ta có 21
đạo quán rải rác tại các địa phương.
Như vậy là thuyết tu tiên, xu hưóng chính của
Đạo giáo Trung Hoa, dưới thời Bắc thuộc rất thịnh
hành ở Việt Nam. Nhưng về thực chất, nó chỉ bó
hẹp vào quan lại cao cấp của Trung Hoa cho nên
chưa thể gọi là tiếp xúc văn hóa được. Suốt thời kì
độc lập cũng thế. Chuyện tu tiên rất tốn kém, phải
là quý tộc cao cấp mới bàn được đến nó. Ngoái những
người quý tộc Trung Quốc, thấy có nói đến Trần
Dụ Tông (1311-1369) cầu đạo trường sinh bất tử
với đạo sĩ Huyền Vân, tu ở núi Phụng Hoàng, tỉnh
Hải Dương và một vài quan đại thần như Nguyễn
Hoãn, người Thanh Hóa làm thượng thư thời Lê
Cảnh Hưng xây tháp 12 tầng để luyện khí âm dương.
Trong quyển La Sơn phu tử của Hoàng Xuân Hãn
có nói đến một ông quan to đời Lê mời phu tử lên
kinh luyện đan (7).
Sách tu trên, luyện đan ở Trung Quốc rất nhiều,
có nhiều nhà Nho đọc, nhưng thực tình không ai
theo. Nó thiếu tính quần chúng và thiếu người hành
nghề nên chưa có thể gọi là tôn giáo. Phải có đủ
338