Page 318 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 318
thực trong tâm lý con người. Đại khái cũng như ảo
tưởng về hạnh phúc ở th i’ giới bên kia dành cho
người nghèo khổ của Thiên Chúa giáo, về mặt triết
học, nó mượn cách giải thích "Đạo Đức K inh” của
Lão Tử và "Nam Hoa Kinh " của Trang Chu để xác
lập học thuyết.
Đạo giáo xem Đạo là bản chất của vũ trụ: "Trời
đất cùng sinh với ta, muôn vật với ta là một". Cho
nên con người có thể sống củng trời đất. Nó xây
dựng một thiên đình riêng gồm ba loại thần là thiên
thần, địa thần và chân nhân. Trong các thiên thần
có Ngọc hoàng thượng đế, tức ông Trời, nhưng vai
trò chính là Thái thượng lão quân, tức Lão Tử, và
các Thiên tôn đứng đầu lả Nguyên Thủy thiên tôn.
Trong các Địa thần có các thần của năm ngọn núi,
trong các Chân nhân có những người có công, có
đức như Quan Vũ, tám vị tiên mà hình ảnh ta thấy
được nêu lên trong các bức tranh thêu (Lý Thiết
Quày, Hàn Chung Ly, Trương Lão Quả, Hà Tiên
Cô (Nữ), Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Lã Đồng
Tân, Tào quốc Cậu), số này rất đông.
Đặc điểm khu biệt của nó là thuyết tu tiên.
Thuyết này xuất phát từ "Đạo Đức kinh"; "Chính
do giữ được cái một mà trời trong. Chính do giữ
được cái một, mà đất vững. Chính do giữ được cái
một mà thẩn thành thiêng liêng”. Khái niệm "giữ
cái một" với Trang Chủ trở thành huyền bí: "Tôi
giữ được cái một của tôi để sống trong sự hài hòa.
Nhờ thế, tôi giữ được con người tôi 1200 năm mà
320