Page 314 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 314

trời và người có quan hệ với nhau vá  nhập vào Nho
         giáo- đời  Hán.  Trang Tử  trong  "Nam  Hoa  K inh" nói
         đến vị  than  cưỡi  mây,  không  ăn  ngũ  cốc,  trở  thành
         bất  tử  gọi  là  "chân  nhân".  Bọn  phương  sĩ  cho  rằng
         mình  giao  tiếp  được  với  thần  tiên  và  có  thể  luyện
         thuốc  trường  sinh.  "Sử  ký"  của  Tư  Mã  Thiên  kể
         chuyện  Tần  Thủy  Hoàng  sai  bọn  Từ  Phúc  đem  ba
         ngàn  con  trai  con  gái  chưa  vợ,  chưa chồng  đến  đảo
         Bồng  Lai  để  tìm  thuốc  tiên  nhưng  không  ai  trở về.
             Đầu  đời  Hán,  có  thuyết  Hoàng  Lão,  chỉ  sự  kết
         hợp  Hoàng  đế  với  Lão  Tử,  rất  thịnh  hánh.  Nó  chủ
         trương thành tĩnh  -  vô vi,  nhà vua  không can thiệp
         vào công việc của dân, chủ trương tìm thuốc bất tử.
         Các  vua  Hán  Văn  Đế,  Cảnh  Đế,  Hán  Vũ  Đế  đều
         thích  đạo  này.  Nhưng  nhìn  chung,  thuyết  này  chỉ
         thu  hẹp  vào giới  đại  quý  tộc  vì  nó hết sức tốn  kém.
         Trong  "Hán  thư nghệ văn chí" ãã dẫn đến 205 quyển
         sách  nói  đến  các  thần  tiên  gia.

             3.      Vào  năm  67  sau  công  nguyên,  Phật  giáo  từ
         Ân Độ nhập vào Trung Quốc, nhưng trong đòi Hán,
         Đạo  giáo  cũng  như  Phật  giáo  chỉ  mới  có  quý  tộc
         theo. Đạo giáo thực sự ra đời như một tôn giáo trong
         phong trào  "Đạo năm  đấu gạo" và  "Thái bình  đạo".

             Trương Đạo Lăng thời Thuận Đế (126-144), thánh
         lập  phái  "Năm  đấu  gạo" ở  Tứ Xuyên,  viết  đạo  thư,
         tự xưng lầ  Thái  Thanh  Huyền  Nguyên.  Cháu  nội y
         là Trương  Lỗ  làm  quan ở Hán Trung,  lập  nghĩa xá,
         có  gạo  thịt  cho  người  đi  đường  ăn  không  trả  tiền.
         Ai  theo phải nộp năm  đấu  gạo cho nên người  ta gọi



         316
   309   310   311   312   313   314   315   316   317   318   319