Page 317 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 317
lý tưởng Nho giáo. Khi nhà Thanh lấy Trung Quốc,
người Hoa Kiều xem ông là vị thẩn bảo hộ và việc
thờ Quan Vũ lan rộng khắp ĐNA. Đồng thời Mã
Tổ được thờ ở các đảo trở thành nữ thần biển gắn
liền với ngành háng hải Trung Quốc.
4. Từ sau Chiến tranh thuốc phiện (1840), Đạo
giáo bị phân liệt thành 80 giáo phái. Đa số chống
lại bọn quân phiệt và đế quốc. Trong cách mạng
văn hóa, Đạo giáo bị cấm, tháng 5 năm 1980 theo
chính sách tự do tín ngưỡng đạo giáo lại được phục
hồi ở Trung Quốc, do Lê Vu Hằng làm hội trưỏng.
Đạo giáo phát triển rất mạnh ỏ Đài Loan và ĐNA
với 4157 cung quán. Sau thế giới đại chiến II, Đạo
giáo được phương Tây chú ý, ở Mỹ có khoảng 30
vạn, chủ yếu nghiên cứu triết học vả cách dưỡng
sinh có nhiều đại hội Đạo giáo tổ chức ở Mỹ, Italia,
Nhật Bản, Hồng Kông.
5. Đạo giáo bắt nguồn từ một nhu cầu thực tế
mà tôn ty luận của Pháp gia. Nho gia không đáp
ứng được: Nhu cầu khẳng định cá nhân. Khi một
xã hội bị quyết định hoàn toàn bởi bộ máy quan
liêu, khi đất nước rối loạn do hành động tham nhũng
của bọn quan liêu, con đường bảo vệ nhân cách của
cá nhân là quay lưng với chính trị đi vào thế giới
của thần tiên, tìm cách tu tiên để vượt ra ngoài tôn
ty luận, về mặt tâm thức, Đạo giáo là sự phối hợp
của tín ngưỡng dân gian với mơ ước khẳng định giá
trị cá nhân của con người không kể tôn ti, theo một
ảo tưởng tuy không được thực hiện, nhưng vẫn có
319