Page 316 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 316
mình lả con cháu Lão Tử (Lí Nhĩ). Đường Minh
Hoàng phong Lão Tử làm "Thái thượng huyền nguyên
hoàng đế" vá sách đạo Lão thuộc vào số sách học
để đi thi. Vâo đời Tống, có lệnh sưu tập các sách
đạo giáo gọi lả "Đạo tạng". Con số vào đầu thế kỷ
XII là 5387 quyển.
Nhà lý luận đạo gia nổi tiếng đời Tống là Trần
Đoàn. Chỉ còn lại "Vô cực thiên" nêu lên sự hình
thành vũ trụ và cách tựu để thánh bất tử. Lý học
của Tống Nho chịu ảnh hưởng sâu sắc của ông. "Thái
cực đồ" của Chu Đôn Di là chịu ảnh hưởng của "Vô
cực đồ". Người ta cho Trần là người sáng lập cách
bói tử vi.
Trong khi ở Miền nam Tống Nho phát triển mạnh,
miền Bắc do người Kim cai trị, Đạo giáo phát triển
với nhiều giáo phái. Phái Chính N hất theo truyền
thống đạo "Năm đấu gạo", dùng bùa phép để trừ
ma quỷ, nhưng đạo sĩ được ăn mặn, uống rượu. Phái
Toàn Chân do Vưcíng Trung Dương sáng lập, không
ăn thịt, không uống rượu, không lấy vợ, lo cứu người
nghèo, không tiếc hy sinh thân mình. Phái này nổi
tiếng với bảy đệ tử, trong đó Khâu Xử Cơ được Thảnh
Cát Tư Hãn phong là Trường Xuân đạo chủ chân
nhân. Vào đời Minh, các đạo sĩ chia thành hai loại
và phải thi, con trai trên 40 tuổi, con gái trên 50
tuổi mới được tu. Nổi tiếng nhất ở đời Minh là Trương
Tam Phong, để lại bộ "Trương Tam Phong toàn tập"
gồm tám quyển. Lúc này việc thòi Quan Vũ rất
thịnh hành, gọi là Quan Đe, được xem là biểu trưng
của con người tận trung, tận nghĩa, tiêu biểu cho
318