Page 315 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 315
lả "đạo gạo" (mễ đạo). Sau này Lỗ đầu hàng Tào
Tháo, làm rể Tào Tháo và được phong làm Trấn
nam tướng quân.
Một chi nhánh trở thành phái Khăn vàng’(Hoàng
cân). Trương Giác, học "Thái bình kinh" sáng lập
"Thái bình đạo" dủng bùa chữa bệnh, nhiều người
khỏi. Đạo truyền khắp tám châu trong mười năm,
có 36 vạn người theo nói "Trời xanh đã chết, trời
vàng ra đời, vào năm giáp tí thiên hạ đại cát", lôi
cuốn nông dân chống lại chính quyền hủ bại nhà
Hán. Các kinh chủ yếu của nó là "Đạo Đức Kinh",
"Thái Bình Kinh", "Lão Tử Tưởng N hĩ chú", dùng
thuyết âm dương ngũ hành giải thích nguồn gốc vũ
trụ, dạy cách tập thở, các bí quyết giao hợp để được
trường sinh, lấy trung, hiếu, thành, tín làm nguyên
lý trị nước để cho thiên hạ thái. bình. Nền tảng của
nó là thuyết "Trời và người có quan hệ với nhau",
"Trai gái hòa hợp, góp sức đồng lòng cùng sinh con.
Ba người hòa hợp lầm thành nhà, vua, tôi, dân hòa
hợp làm thành nước". "Người ta sinh ra đã mang
thiên khí. Đầu tròn là trời, chân vuông là đất, bốn
tay chân là bốn mùa, ngũ tạng là ngũ hành".
Vào đời Tấn (266-420) xã hội rối loạn, nhiều trí
thức nổi tiếng theo làm học thuyết thêm phong phú.
Cát Hồng (284-364) là nhà luyện đan và thầy thuốc
nổi tiếng, viết nhiều sách và trở thánh nhà lý luận
quan trọng nhất của Đạo giáo. Đáo Hoàng Cảnh
(456-536) thời Nam-Bắc triều là người đầu tiên đề
xướng "Nho, Phật, Đạo hợp lưu" tức là thuyết "Tam
giáo đỏng nguyên". Vì nhà Đường họ Lý nên cho
317