Page 345 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 345
Điều hết sức đáng chú ý là chính ỏ Nam Bộ đã
ra đời hai tôn giáo có hàng triệu tín đồ là Cao Đài
và Hòa Hảo. Nhiều học giả đã chê bai hai tôn giáo
về m ặt lý thuyết nhưng văn hóa học nhìn khác.
Trong tâm thức người nông dân Nam Bộ có những
hẫng hụt (írustration) gì tạo nên tiền đề cho tôn
giáo xâm nhập dù cho các tôn giáo này không có
những cơ sở triết học cao như các tôn giáo khác?
So vói nông dân Bắc Bộ, nông dân Nam Bộ bị
thua thiệt về thân phận. Họ không được chia ruộng
công. Tổ chức làng xá vừa mới lập đã bị thực dân
xáo trộn nên không đủ sức mạnh bảo vệ dân làng.
Không có truyền thống văn hóa của làng để tạo nên
một sự gắn bó riêng. Tất cả những hẫng hụt đó tạo
nên ở người dân một nhu cầu đoàn kết mới mà ở
miền Bắc không có là đoàn kết trong một tôn giáo
để che chở nhau, nâng đỡ nhau. Nhu cầu bình đẳng
về thân phận bị phá vỡ với sự xâm lược, rồi ruộng
đất bị thực dân Pháp chia lại tạo nên bất công to
lớn: những người kéo Nam Bộ khỏi nưóc bị hất ra
khỏi ruộng, thành kẻ cày thuê. Nhu cầu diện mạo
cũng bị vi phạm, vì nông thôn chưa tạo nên được
nhiều tổ chức để con người dù lép vế ở tổ chức này
có thể có vai vế trong tổ chức khác.
Trong hoàn cảnh ấy, Cao Đài nêu lên sự bình
đẳng của mọi tín ngưỡng, thuyết "Vạn giáo nhất
lý" thỏa mãn khao khát bình đẳng của nông dân;
Hòa Hảo nêu lên một hình thức Phật giáo chủ trương
"tứ ân" (ân tổ tiên, ân đất nước, ân tam bảo, ân
347