Page 368 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 368
mọi người quan tâm, vui sướng không phải nghĩ gì
đên cơm ăn, áo mặc, túng thiếu, nghèo khổ. Chỉ có
một cách: lễ hội. Dù cả năm có vất vả đến đâu, vẫn
có những ngày hạnh phúc thực sự. Thực chất lễ hội
là tạo nên cuộc sống lí tưởng ngay trong một cuộc
đời đấu tranh, giành giật, đầy những bất công, để
cuộc sống trở thảnh có chu kì, có khổ nhưng cũng
có sướng, có vất vả nhưng cũng có nghỉ ngơi, có bị
chèn ép nhưng cũng có lúc tự do như chim tròi.
Trên cái cơ sở bất biến này, trong tửng xã hội
cụ thể, lễ hội mang những hình thức khác nhau.
Tuy có sự phân biệt giữa lễ và hội nhưng đó là
về nguyên lí. Còn trong thực tế, lễ và hội thường
xen vào nhau. Lễ lá việc làm của cá nhân hay gia
đình nhằm mục đích cầu phúc hay tạ ơn, như các
bà lễ chùa, các đồng bào công giáo. Còn hội là việc
lâm của cộng đồng mà mục đích chính lá tìm lại
được thân phận bình đẳng và diện mạo được tôn
trọng. Trong một nước bị Nho giáo tôn ti hóa gắt
gao, hội Việt Nam có năm đặc điểm chống lại tôn
ti luận này:
Thứ nhất, hội thế náo cũng dựa vào một lễ. Lễ
dù có gắn với hội nhưng có thể tách riêng. Còn hội
thì dứt khoát phải có lễ để lấy bình phong tôn giáo
che chở cho những việc làm mà ngày thường rất
khó thực hiện.
Thứ hai, hội là củá cộng đồng, không phải của
gia đình và thế nào cũng có những trò vui, hội là
để vui chơi cho nên người ta nói "vui như hội".
370