Page 372 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 372
ngược lên đỉnh đồi. Cũng vậy, đán ông cầy mà đàn
bà cấy. Neu có ngoại lệ thì thấy ở Thanh Hóa đàn
bá cày. Sở dĩ thế là vì đất Thanh là đất vua quan.
Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, vua Nguyễn đều
dân Thanh Hóa. Con trai ra làm quan, làm lính
gần hết vì dân Thanh là dân được tín nhiệm hơn.
Cho nên trai Thanh xưa lấy vợ sớm, vợ hơn tuổi
chồng và phụ nữ cày ruộng.
Đã là nghi lễ nông nghiệp thì có nhiều nghi lễ
k h ác với dân du m ục vá dân công nghiệp,
thương nghiệp.
Thứ nhất, có nghi lễ phồn thực. Thí dụ trò múa
mo ở xã Sơn Đồng, Hà Sơn Bình, ngày mồng 6 tháng
hai ta. Khi lễ tế đã xong, trai chưa vợ gái chưa
chồng tụ họp tại đình. Một người vừa múa vừa hát
trước bàn thò, tay trái cầm khúc tre, biểu tượng
dương vật, tay phải cầm mo cau, biểu tựợng âm
vật. Người múa mấy lần đập khúc tre vào mo cau
gợi lên hành động giao phối. Cuối cùng, tung hai
vật vào đám trai gái để họ tranh cướp, chen lấn,
xô đẩy nhau. Khúc tre gãy nhiều đoạn, mo cau bị
rách tung. Ai lấy được một mảnh sẽ gặp may mắn
trong hôn nhân vá trong sản xuất.
Trò đánh phết ở hai làng Thượng Lạp, Bích Đại
(Vĩnh Phú) vá nhiều làng trong hội xuân ở Bắc Bộ
cũng thế. Hai giáp tham dự thành hai phe. Trên
sân đình có hai lỗ ở hai phía vừa đủ cho một quả
cầu lọt vào. Quả cầu bằng gốc cây chuối phủ sơn
đỏ. Người chơi cầm gậy tre ở đầu có ngoéo để đẩy
và gạt. Mỗi phe ra sức đẩy quả cầu vào lỗ của mình
374