Page 371 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 371
Như vậy chỉ trong ba tháng xuân ở người Việt
đã có 59 hội làng.
Giai đoạn có nhiều hội thứ hai là vào tháng bảy
và tháng tám. Tháng bảy người Việt có 4 hội, tháng
tám có 9 hội.
Riêng hai giai đoạn này đã chiếm 72 hội trong
số 83 hội cả năm của công trình, ơ đồng bào miền
núi, hội xếp theo mùa, vụ thì trong số 17 hội, chỉ
có một hội vào tháng bảy là hội Mbăng Katê của
người Chăm theo Bà la môn còn tất cả là sau vụ
đông (8 hội trong 3 tháng đầu, 8 hội sau mùa thu
hoạch và vào tháng 12).
Những hội của người Việt nằm ngoài thời gian
sau vụ mùa vá vụ chiêm phải có lí do riêng: Hoặc
là gắn liền với tục lệ địa phương như hội cầu mùa
Bảo Ninh ở Xã Bảo Ninh, Quảng Bình thờ Cá Voi
tổ chức váo ngày 14-16 tháng 4, lễ vía Bà Chúa Xứ
ở Vĩnh Tế, An Giang nguồn gốc không rõ, lễ hội
Thánh Gióng ở Phù Đổng, Hà Nội. Nhưng vẫn còn
dấu vết nghi lễ nông nghiệp như lễ rước nước trong
lễ hội Thánh Gióng, trong hội Đền Chèm từ 14 đến
17 tháng năm ở Thụy Phương, Há Nội và tục cầu
mùa trong hội Đua thuyền làng Đức Bác tỉnh Vĩnh
Phú ngày 10 tháng sáu.
- Một hội lễ nông nghiệp thế náo cũng cầu xin
thần linh giúp cho được mùa. Trong óc người xưa,
cây lúa trổ hạt và người đàn bà sinh con là một.
Nếu ta để ý thì thấy khi làm lúa nương trên đồi,
đàn ông đàn bà đứng giáp mặt nhau, đàn ông chọc
lỗ đàn bá bỏ hạt và trồng lúa dưới chân đồi đi lùi
373