Page 376 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 376
trò để biểu diễn vẻ đẹp cơ thể như múa (múa đèn,
múa hoa, múa mồi...), sức lực và sự nhanh nhẹn
(trò vật, múa côn, kiếm... của nam giới, kép co, chèo
thuyền, cướp cầu, các trò đu như: đu tiên, đu ngóc,
đu bay), vẻ đẹp của dáng điệu và y phục (cờ người).
Nữ có dịp biểu lộ những sự khéo léo của mình
trong nghề nội trỢ: thổi cơm, bánh trái, cỗ chay,
cỗ mặn.
Có hội là có hát vá hát thường hai bên nam nữ
đối thoại với nhau. Đây là dịp mượn một ngôn ngữ
cách điệu hóa để nói được vừa thanh lịch vừa đằm
thắm những tình cảm kín đáo. Đồng thời, lại là lúc
trổ tài giọng hát, tài nhó, tài sáng tạo ứng khẩu
thành thơ, kĩ thuật hát. Biết bao câu ca dao bất hủ
là thoát thai từ những dịp như thế này. Khi đã
được nâng lên và biến thành thể thức, nó thành
truyền thống như hát quan họ, hát phường vải, hát
dặm, hò, hát chèo đò v.v... Có những chàng trai,
những cô gái trở thành của hiếm, nổi tiếng khắp
vùng sau một buổi hát như vậy.
Ngày thường con trai chạm vào người con gái
thì "ăn tát". Trong lễ hội thì không. Thần linh và
Đức Phật chấp nhận một độ thân m ật vừa phải.
Chỉ kể "Hội Chen" làm thí dụ. Trong Hội Chen tử
15 đến 16 tháng giêng ở xã Nga Hoàng, Hà Bắc
thờ Linh Sơn Mị Nương, nam, nữ già trẻ "chen"
nhau ở đền và trên đường rước thần. Gái làng cũng
"chen" nhau cả vào trai thiên hạ. Trong mơ ước có
mùa màng tốt, con cái đông của cuộc sống bình đẳng
thời xa xưa, thể hiện các nghi lễ phồn thực vá tín
378