Page 373 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 373
cuộc tranh giành lâu và hào hứng. Giáp nào đẩy
trước, giáp ấy được may mắn trong năm mới (1).
Trò ném còn ở hội Đồn Hùng xã Hy Cương, Vĩnh
Phú tử 8 đến 11 tháng ba. Trai gái chơi trò ném
còn. Còn là quả cầu bằng quả cam, ruột nhồi bông
hoặc cỏ, có đuôi bằng tua lụa màu ngũ sắc. Giữa
sân trồng một cây tre cao 30 m trên ngọn buộc một
vòng tre tròn đường kính khoảng 30 cm, dán kín
bằng tờ giấy hồng mỏng. Người chơi chia hai phe
nam và nữ, số lượng không quy định. Ai tung quả
còn lọt vòng làm thủng giấy là được cuộc.
Thứ hai, có lễ cầu mưa. Trong Việt điện u linh
kể chuyện Lý Cao Tông làm lễ cầu mưa ở đền Hai
Bà Trưng nằm mơ thấy Hai Bà giơ tay lên cao làm
hiệu lệnh cho phép mưa xuống. Trong hội Đình Tích
Sơn ở xã Tích Sơn, tỉnh Vĩnh Phú, có trò thi kéo
co cầu mưa nam một bên, nữ một bên. Nhiều chùa
ở Há Nội, Hải Hưng, Há Bắc có lễ náy.
Thứ ba, có lễ rước nước (các hội Phủ Đổng, Lệ
Mật, Chèm).
Thứ tư, có lễ thờ m ặt trời để được nắng: các hội
cướp cầu ở Hội Yên thuộc Bắc Ninh, ở láng Gừa
thuộc Nam Hà, ở xã Thạch Trực thuộc Vĩnh Phú.
Thứ năm, có lễ rước lúa. Lễ này biểu hiện thành
hội Trám và hội Thạnh Sơn ở Vĩnh Phú, tục rước
lúa thần ở xã Tứ Mã thuộc Vinh Phú, tục rước mạ
ở Bờ Sào thuộc Vĩnh Phú, tục khấn vía lúa ở xã
Hy Chương thuộc Vĩnh Phú. Tục ăn cơm mới ở khắp
nước sau mỗi vụ và ở Tây Nguyên có lễ thu hồn lúa.
375