Page 378 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 378
Mặc dù lễ hội đa dạng như vậy, nhưng yếu tố
tạo nên sự thống nhất đó là tục thờ Mấu. Không
phải ngẫu nhiên mà trong các chùa, các đền, đâu
đâu cũng có bán thờ Mau. Người Việt không nhìn
các thần linh như những kẻ chỉ biết có quyền uy
và trửng phạt. Thần, Phật đối với họ là cha là mẹ
và họ là những đứa con sống trong tình thương của
cha mẹ, cả cha mẹ dưới đất và cha mẹ ở thế giới
siêu nhiên. Neu đối xử với họ trọn tình, trọn nghĩa
thì họ đủ tinh thần làm được mọi việc, không chỉ
có Chủ nghĩa xã hội. Còn nếu chỉ biết có bạo lực,
quyền uy thì họ sẽ xoay xở, khó cai trị. Tục ngữ
nói "Quan quyền thì dân gian" có nghĩa là để đối
phó với quyền lực dân sẽ dùng gian trá mà gian
trá của họ thiên biến vạn hóa không ai biết hết
được.
5. Chúng tôi đã nói đến yêu cầu của lễ hội lả
tạo nên một cuộc sống phi trần gian, có thực, có
ấm no, hạnh phúc, được tin yêu ngay ở đời này, dù
trong thực tế có nghèo khổ đến đâu cũng mặc, chứ
không phải đợi đến một giai đoạn kinh tế phát triển
tột bực. Có một ngày như thế thực. Hiểu được văn
hóa của ngày ấy là hiểu văn hóa Việt Nam. Cái
"căn" để đến với văn hóa này là bắt rễ ở ngày ấy.
Đ o l à n g a y T e t
Ngáy Tết là một ngày đặc biệt không một ngày
lễ nào trên trái đất này sánh kịp đối với ai biết
dân tộc học và xã hội học.
Ngày Tết đầu năm âm lịch là do tiếp xúc với
văn hóa Hán. Trước kia ngày Tet là váo tháng 11
380