Page 255 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 255
sự kiêng húy ít ảnh hưởng tới ngôn ngữ nên chọn
nhứng chữ rất ít dùng để đặt tên cho các con, và
trong bang giao với Trung Quốc tự gọi mình bằng
một tên khác. Còn các triều đại nói chung đều có
những lệnh kiêng húy ban bố nhiều lần, cách tránh
kiêng húy bằng thêm nét, bớt nét, viết đảo ngược
vị trí, chẳng hạn chữ "thi" tên của Tự Đức thường
viết bộ nhật (ngày) bên trái, chữ tự (chùa) bên phải,
nhưng viết phải đảo vị trí phải thành trái, trái thành
phải... Có khi vì kiêng húy má phát âm chệch đi,
thí dụ chữ "hoàng"" (vàng) vì kiêng tên Nguyễn Hoàng
mà ở miền Trung đọc là "huỳnh"... Thời nào cũng
công bố một danh sách những từ kiêng húy. Các
thí sinh phải thuộc lòng danh sách này. Nhưng khi
danh sách dài đến vài chục chữ mà những chữ phải
kiêng lại là những chữ thường dùng, thì chỉ sơ suất
một chút lá phạm tội.
7. Thi hội
Tuy số người thi hương là hàng ngàn nhưng số
người đỗ rất ít. Những người đỗ chia làm hai hạng
là cử nhân và tú tài. Chỉ những ai đỗ cử nhân mới
có khả năng làm quan, tiếp tục thi hội, còn ai đô
tú tái, thì trở về lâng tham gia váo sinh hoạt thôn
xã. Người đỗ đầu cử nhân gọi lá Thủ khoa, hay
Giải nguyên, vá nhân dân gọi ông ta lá "Ong Giải".
Nhiều người tú tài vẫn tiếp tục thi kỳ sau để đỗ
cho được cử nhân. Tú tài với cử nhân không hơn
nhau về học vấn, chỉ khác nhau ở điểm biết dùng
chữ điển cố cho mới mẻ, bóng bẩy hay chỉ là bình
257