Page 256 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 256
thường theo cách quen của khuôn sáo. Một người
quen với thi cử có thể biết trước đây lá văn chương
tú tài, văn chương cử nhân hay văn chương đại
khoa tức tiến sĩ. Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu
chẳng hạn là văn chương tú tài, vì tuy ông thạo
chữ nghĩa, nhưng chữ náo ông dùng cũng chỉ hệt
như trong từ điển, không cấp được cho nó một sắc
thái mới. Cho nên có người thi lần này lượt khác
vẫn không đỗ được cử nhân, đỗ tú tài hai lần gọi
lả "ông Kép", ba lần gọi là "ông Men", bốn lần gọi
là "Ông Đụp".
Số người đỗ cử nhân năm 1813 là 16 ở Hà Nội,
28 ở Nam Định, 9 ở Thanh Hóa, 12 ỏ Nghệ An, 9
ở Huế, 8 ở Sài Gòn. Năm 1825, là năm đỗ nhiều
nhất chỉ có 28 ở Hà Nội, 27 ở Nam Định, 17 ở
Thanh Hóa, 33 ở Nghệ An, 10 ở Huế, 15 ở Sài Gòn.
Số tú tài thường gấp đôi, có khi gấp ba số cử nhân.
Những người đỗ cử nhân tiếp tục lên kinh đô
thi hội. Số náy rất ít, trong danh sách thí sinh từ
1822 đến 1838 cho ta con số thấp nhất nám 1841
là 119 người và con số cao nhất năm 1844 là 281
người, nhưng thông thường là trên dưới 150 người.
Vì con số ít nên các ông cử không phải mang lều
chõng đi thi mà có người lính cầm lọng che nắng.
Các bài thi cũng như ở thi hương, nhưng có thể hỏi
về thời sự trong nước, về đạo Phật, về chính sự
hiện tại. Đây thực chất không còn là thi để làm
quan mà thi về trình độ của các ông quan. Một
điểm khác nhau nữa là văn tiến sĩ không phải là
258