Page 257 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 257
văn cử nhân, người ta không đòi hỏi nhiều về kiến
thức sách vở, về khoản này ai cũng giỏi mà về các
phép trình bày, về hiểu biết chương pháp, thiên
pháp, về kiến thức uyên bác có thể ngoải sách vở.
Những người ở xa kinh đô đều thiệt thòi về mặt
này, bởi vì chỉ ở kinh đô hay Hà Nội mới có đủ
sách. Cha ông tuy đỗ giải nguyên trường Nghệ năm
1909, nhưng vảo kinh thi hội, lần đầu tiên tiếp xúc
với những sách mới đâm sợ. Muốn ở lại Kinh thi
để lấy cái tiến sĩ, nhà nghèo không cách gì ở lại ba
năm, cho nên đỗ phó bảng. Triều Nguyễn ngoái tiến
sĩ còn thêm phó bảng, cũng là tiến sĩ nhưng không
được ghi tên váo bia. Đã đỗ phó bảng thì không
được thi lại. Cha tôi rất ân hận về chuyện này. Tôi
nhắc một chuyện cũ ở đây chỉ để khảo sát tâm thức
trí thức ta ngày xưa má thôi.
Ba người đỗ cao nhất trong thi hội theo các triều
đại trước gọi là Trạng nguyên, thí dụ Nguyễn Bỉnh
Khiêm; người đỗ thứ hai là Bảng Nhãn, thí dụ Lê
Quý Đôn; người đỗ thứ ba là Thám hoa thí dụ Nguyễn
Đức Đạt. Ba người này còn được gọi là đệ nhất giáp
đệ nhất danh, đệ nhất giáp đệ nhị danh, đệ nhất
giáp đệ tam danh. Không phải kỳ thi nào cũng nào
cũng có trạng nguyên, bảng nhãn. Đặc biệt đời
Nguyễn theo lệ nhà Thanh tránh bốn điều, một là
không phong thái hậu, hai là không lập thái tử, ba
là không có tể tướng, bốn lá không phong trạng
nguyên. Mục đích của nó là để tập trung quyền lực
vào ông vua. Trạng nguyên tuy lá dân thường nhưng
259