Page 262 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 262

Nhìn chung trong việc tiếp xúc với văn học Trung
        Quốc,  chỉ  có  một  bộ  phận  của  văn  học  này  có  tác
        dụng  rộng rãi  và  phổ  biến,  bộ  phận  liên  quan khác
        như  tiểu  thuyết,  tử,  tao,  rất  hiếm.  Cha  ông  ta  vì
        quen  với  thi  cử  nên  khi  làm  một  bài  thơ  trao  đổi
        lúc  gặp  nhau,  kể  lại  một  chuyện  cũ,  viết  một  bài
        phú  thì  bất  giác  quay  trở  lại  với  những  mô  hình
        quen  thuộc  họ  học  từ  nhỏ.  Tuy  số  người  biết  chữ
        Hán  rất nhiều nhưng không mấy ai  học tiếng Hán,
        không  mấy  ai  giao  thiệp  trực  tiếp  với  người  Trung
        Quốc  để  tìm  hiểu  kinh  tế,  văn  hóa,  xã  hội  của  họ
        trong  thực  tế.
            Không  cần  phải  nói,  chế  độ  khoa  cử  này  vẫn
        tạo  nên  được  những  người  tái  giỏi  trong  chính  trị,
        quân  sự,  văn  học.  Nó  vẫn  tạo  nên  được  một  nền
        văn  học  lấy  số  phận  đất  nước  làm  mục  tiêu  phục
        vụ,  những con  người  nhân  cách  rất cao,  những anh
        hùng,  nghĩa  sĩ.  Nhưng  cũng  phải  nói  sự  học  tập
        nảy không  sâu,  như  ở  Triều Tiên  chẳng  hạn,  trong
        đó  ngay  trong  phạm  vi  Tống  Nho  cũng  có  những
        người  có  tư  tưởng  độc  đáo.
            Nguyên  do  là  vì  sự  học  tập  ở  Việt  Nam  chỉ  bó
        hẹp  trong  khuôn  khổ  triều  đình,  công xã.  Nó  thiếu
        cái  đòn  thúc  đẩy.  Cái  đòn  này  chỉ  có  thể  đến  nhờ
        thương  nghiệp.  Triều  Tiên  vào  đời  Đường  đã  buôn
        bán  với  Trung  Quốc,  có  người  làm  chủ  cả  thương
        nghiệp  vùng  Hoàng  Hải,  có  vô  số  người  váo  kinh
        đô  nhà  Đường  để  học  tập,  buôn  bán  trực  tiếp  chứ
        không  phải  trao  đổi  qua  lối  bút  đàm.


       264
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267