Page 259 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 259

Ai  đỗ  kì  thi  hương  hay  thi  hội  thì  được  hưởng
   một  sự  trọng  vọng  đặc  biệt  đến  mức  ngày  nay  ta
   khó  hình  dung  được.  Đỗ  cử  nhân  về  làng  lập  tức
   làng  mổ  bò  ăn  khao  cả  làng.  Neu  anh  nhà  nghèo,
   làng  làm  ngay  cho  anh  ta  một  cái  nhả  tươm  tất.
   Anh  ta  vinh  quy  về  làng  ngồi  trên  cáng,  cả  lảng
   rước  xách  tự  nguyện,  sung  sưóng  vô  cùng,  nhất  là
   những  láng  hiếm  người  thi  đỗ.  Anh  ta  lập  tức  trở
   thành danh nhân  của làng.  Còn  đỗ thi  hội thì  trâm
   bào  dạo  phố,  cò  biển  vinh  quy,  tên  khắc  ở  bia  văn
   miếu  lưu  truyền  đòi  đời.  Các  cô  gái  đẹp  Việt  Nam
   không mơ ước gì hơn là vinh  dự  "Võng anh  đi  trước,
   võng nàng đi sau".  Đọc  các  truyện  Nôm,  các  tuồng,
   các chèo,  đâu  đâu cũng thấy hình ảnh náy,  một thứ
   ám  ảnh  đã từng đè nặng lên tâm  thức  dân tộc ngót
   ngàn  năm  nay.
       Muốn  có  ảnh  hưởng  tới  nhân  dân,  nhất  thiết
   phải  là  người  đỗ  cao.  Neu  không,  lời  nói  mất trọng
   lượng.  Cho  nên  không  phải  ngẫu  nhiên  mà  một  số
   đông  đảo  sĩ  phu yêu  nước xuất  thân khoa  cử.  Phan
   Bội  Châu  rất  coi  khinh  khoa  cử,  nhưng  để  có  điều
   kiện lôi cuốn dân chúng không phải mang lều chõng
   đến  trường  thi  lần  này  lượt  khác,  ông  vào  thi  hội
   quyết  tâm  đỗ  thám   hoa.  Có  bốn  bài,  ông  chỉ  làm
   ba bái  đã thừa  điểm tiến  sĩ rồi,  nhưng sang bài thứ
   tư phạm húy hỏng mất.  Trong số những người đứng
   lên  quên  mình  cho  nghĩa  lớn  có  thể  nhắc  đến  các
   ông tiến sĩ: Nguyễn Quang Bích, Hoàng Diệu, Hoàng
   Văn  Hoè,  Phạm  Văn  Nghị,  Nguyễn Xuân  ôn,  Phan


                                                         261
   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264