Page 260 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 260
Đình Phùng, Đỗ Quang, Tống Duy Tân, Hoàng Tăng
Bí, T rần Quý Cáp, Đặng Nguyên cẩn, Nguyễn
Thượng Hiền, Ngô Đức Ke, Huỳnh Thúc Kháng, Phan
Chu Trình, Đỗ Huy Liệu. Trong số những ông cử
nhân có: Phạm Bành, Nguyễn Cao, Nguyễn Duy
Cung, Huỳnh Man Đạt, Lê Trung Định, Nguyễn
Hữu Huân, Ngô Quang Huy, Bùi Hữu Nghĩa, Đặng
Hữu Phổ, Đinh Nhật Tân, Lê Khắc Thảo, Nguyễn
Thông, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Văn Trị, Nguyễn
Phạm Tuân, Hoàng Văn Tuân, Phan Cát Tựu,
Nguyễn Ngọc Tường, Lương Văn Can, Phan Bội
Châu, Lương Văn Đàm, Dương Bá Trạc. Danh sách
này chỉ là sơ bộ lấy ở quyển "Vietnam du conĩucian-
isme au communisme" (Việt Nam từ Nho giáo đến
chủ nghĩa cộng sản) của Trịnh Văn Thảo.
Như vậy là mặc dầu Tống Nho không dạy các
nhà nho Việt Nam trung vói Tổ quốc Việt Nam (Tống
Nho chỉ dạy trung với "quân", tức lá hy sinh cho
người nuôi mình) họ vẫn làm theo tâm thức của
người Việt Nam. Họ có những nhược điểm mà hoàn
cảnh không cho phép họ khắc phục, nhưng chính
họ chứng minh trí thức Việt Nam có truyền thống
của mình không vay mượn ở đâu hết.
8. Văn học khoa cử
Bây giờ ta xét đến các nền văn học do chế độ
khoa cử tạo ra.
Một khi chế độ khoa cử với cách học tập của
nó đã rèn đúc tâm thức ngưòi trí thức Việt Nam
262