Page 253 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 253

Phủ.  Nhưng vần  của  Hán Việt  có  nhiều  chỗ  không
    ăn  khớp  với  vần  đòi  Đường  "Chi" là  "cành  cây" với
    "vi"  là  "nhỏ"  trong  tiếng  Việt  là  một  vần,  nhưng
   trong ngữ âm đời Đường là hai vần khác nhau  "Đông"
    là  "phương Đông" với  "Đông" là  "Mùa  đông" trong
    thơ Đường thuộc hai vần khác nhau.  Ai mà nhớ hết
    được  những  chuyện  vớ  vẩn  này?  Chỉ  có  hai  cách:
    Một  là  chép  các  vần  dễ  lầm  theo  lối  chữ  nhỏ  xíu
    gọi  là chữ kiến,  nhét nó  vào đâu đấy,  rồi  khi  bí  giở
    ra  kiểm  tra.  Nhưng  làm  thế  khi  bị  phát  hiện  sẽ
    phạm  tội  suốt  đòi  không  được  thi.  Lỗi  lạc  như  cụ
    Phan Bội  Châu cũng phạm tội này, các quan ở Huế
    phấi  xin  mãi  mới  thoát và  được  thi  lại.  Thứ hai,  là
    khi làm thơ phải tránh chỗ nào vần đáng ngò, nhưng
    như  thế  thì  thơ  khó  hay.  Còn  khi  các  vị  làm  thơ
    ngoài trường ốc thì các vị làm theo âm Việt cho nên
    nếu ta giở Đường vận ra mà kiểm tra,  - và có người
    đã làm thế - thì nó có khi không đúng với Đường vận.
        Sang  kì  thi  thứ  ba,  gọi  là  trường  Đệ  Tam,  thi
    văn  sách,  chế,  biểu,  chiếu.  Vì  khi  đã  vào  đến  đây,
    số  người  chỉ  còn  dưới  một  trăm   và  tất  cả  đều  có
    triển  vọng  làm  quan  cho  nên  người  ta  giao  cho  họ
    tử  làm  quan  tại  trường  thi.

        Trong  "sách  văn" đề  ra  là  một câu  hỏi  nhà vua
    hỏi  quần  thần.  Câu  hỏi  này  lấy  ở  một  chúyện  đã
    xảy  ra  ở  Trung  Quốc,  hay  ở  một  câu  trong  Ngũ
    kinh,  Tứ  thư.  Sau  đó  thí  sinh  thử  trả  lòi  thay  mặt
    ông  quan.  Sách  văn  thi  hương  phải  dái  trên  1000
    chữ,  thi  hội  trên  1500  chữ.  Dĩ  nhiên,  nội  dung câu
    trả  lời  là  ở  những  lời  bàn  của  Tống  Nho,  ai  cũng


                                                          255
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258