Page 249 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 249
bày hiện tượng thi cử đời Nguyễn trước khi Pháp
xâm lược vì nó gần -svới chúng ta, và được tổ chức
chu đáo nhất, tuy về cơ bản nó thừa kế chế độ thi
cử đời Lê, nhưng lại có những nét vay mượn trực
tiếp đời Thanh của Trung Quốc.
Chế độ thi cử chia ra thi hương, thi hội, thi
đình. Thi hương tổ chức tại địa phương. Vào đời
Nguyễn, năm 1807 có sáu nơi thi trong toàn quốc.
Vào thời Minh Mệnh cả miền Nam chỉ có một trường
thi Gia Định (Sài Gòn). Miền Trung có ba trường
thi là Huế, Nghệ An, Thanh Hóa. Miền Bắc có hai
trường thi là Hà Nội và Nam Định. Tại Vinh và
Hà Nội hiện còn có những nơi gọi là Tràng Thi
chính là nơi ngày xưa dùng vảo việc này. Mỗi nơi
như vậy đều có một khoảng đất rộng hình chữ nhật
có hàng rào tre bao quanh. Phần bên ngoài gọi là
ngoại liêm (tường ngoài) dành cho thí sinh, phần
bên trong là nội liêm dành cho các quan giám khảo
và trông coi việc thi cử. Ai đã bước vào hội đồng
giám khảo thì phải ở luôn trong nội liêm đến khi
kết thúc thi cử mới được về. Diện tích trường thi
bị chia bởi hai đường thẳng góc, thành bốn phần
đều nhau gọi là bốn vi. Nơi hai đường giao nhau,
vì có hình chữ thập nên gọi lá đường thập đạo, có
chòi canh và có một thập đạo trưởng canh giữ. Thí
sinh các tỉnh phải đến đó thi. Trường thi Há Nội
chẳng hạn là chung cho các thí sinh Hầ-Nội. Sơn
Tây, Hưng Hóa, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Thí sinh sinh ở khu
vực nào chỉ được thi ở khu vực ấy.
251