Page 246 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 246
diễn đạt điều tương tự. Ta chỉ thay đổi một chữ,
hai chữ trong cái câu có sẵn này thế là có câu văn
của ta. Chúng ta đửng coi thưòng lối dạy này. Nó
rất giống cách dạy các mẫu câu mà ngôn ngữ học
hiện đại phổ biến. Chỉ khác một điều là các mẫu
câu trong ngôn ngữ học hiện đại thì được phân tích
từng mẫu một, học hết mẫu câu này sang mẫu câu
khác. Còn ngày xưa thì không có sự phân chia tủng
mẫu mà học làm theo hệt như trẻ em học nói vậy.
Khi học "Giáo lý vấn đáp" ở một trường trung học
Thiên Chúa giáo, tôi cũng thấy các cha cố bắt tôi
phải nhớ thuộc lòng từng câu trả lời cho thực đúng.
Lối học ngày xưa lấy sách quyết định tất cả,
thầy dốt vẫn có thể có học trò rất giỏi. Nói chung,
nó làm đầu óc đần độn đi, mất hẳn óc suy nghĩ độc
lập, gặp bất cứ cái gì cũng không thể có ý kiến
riêng, chỉ có thể vin vào một trường hợp có sẵn và
nói theo các cụ Tống Nho. Đó là nguyên nhân giải
thích sự ngưng trệ của những nước theo Tống Nho.
Có ba nước như vậy là Trung Quốc, Triều Tiên,
Việt Nam, và cả ba nưóc đều gặp những hoàn cảnh
tương tự n hau khi đương đ ầu với văn m inh
công nghiệp.
Mặc dầu việc học ngày xưa rất sơ sài nhưng
công việc dạy học lại được quý trọng hết sức. Lý
tưởng người trí thức xưa là "Neu tiến lên thì làm
quan, nếu rút lui về làng thì lầm thầy". Đó lả lý
tưởng chung. Nhân dân có truyền thống "Tôn sư
trọng đạo", ông thầy được xếp vảo hạng một trong
248