Page 248 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 248

vì  họ  muốn  đỗ  cử  nhân  trong  kỳ  thi  hương  sắp  tới.
        Người đỗ đầu được gọi là  "ông đầu xứ",  cụ Ngô Tất
        Tố  chẳng  hạn  đã  đỗ  đầu  xứ  nên  người  ta  hay  gọi
        là  "Ông đẩu  xứ  Tố".  Kỳ  thi  này  gọi  là  "hội khảo".
             Người nào thi hội khảo có kết quả thì được miễn
         sưu  dịch  và  được  xem  là  người  trong  trí  thức  địa
        phương. Một đạo luật năm 1807 yêu cầu các lí trưởng
        lập  danh  sách  những  người  sẽ  được  đi  thi  trước  kỳ
        thi  bốn  tháng.  Danh  sách  chép  bốn  bản,  một  bản
         đưa đến Huế,  một bản  giữ ở tỉnh,  một bản  để  dùng
        vào  việc  thi  cử.  Thí  sinh  không  phải  có  lý  lịch  ba
         đời  trong sạch  như  ở triều  Thanh,  chỉ  cần  thí  sinh
        không  tỏ  ra  bất  hiếu,  gây  gổ  với  xóm  làng,  không
        có tang cha mẹ là được đi thi. số thí sinh mỗi trường
        thi  trên  dưới  3000.  Có  khi  lên  tới  một  vạn  người.
         Lê  Quý Đôn nói  đến  thời  Lê  Mạt người  ta giẫm lên
        nhau  chết  ở  ngoài  trường thi.

             4.  Cách  tổ  chức  kì  thi
             Cách tổ chức thi cử lá một công việc rất nghiêm
        túc  và  long  trọng,  tiêu  biểu  bậc  nhất  cho  văn  hóa.
        Không  phải  ngẫu  nhiên  mà  cha  ông  ta  saỵ  mê  thi
        cử, đến mức có người đã 70 tuổi còn mang lều chõng
        váo trường. Các cô gái chưa chồng thường thích chọn
        chồng  là  học  trò.  Các  bà  vợ  tần  tảo  nuôi  chồng  ăn
        học  cũng  rất  chú  ý  đến  nó.  Một  hiện  tượng  quan
        trọng như vậy cần  được khảo  sát  ở  bản  thân  nó  để
        hiểu  tâm  thức  dân  tộc,  tránh  mọi  thánh  kiến.
             Tuy  việc  học  tập  là  rất  phổ  biến  nhưng  trong
        toàn quốc chỉ có sáu nơi thi mà thôi. Dưới đây trình


        250
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253