Page 245 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 245

văn hóa Hán đương thời.  Sự tách biệt này biểu hiện
   trước  hết  trong  ngôn  ngữ.  Trí  thức  Việt  Nam  chỉ
   bút  đàm  với  người  Trung  Quốc  mà  không  học  cách
   nói  năng của họ trong hoàn cảnh hiện tại.  Đó cũng
   là  điều  phân  biệt  cách  tiếp  thu  văn  hóa  Hán  của
   người  Việt  so  với  cách  lám  của  người  Triều  Tiên
   hay  người  N hật  Bản.
       "Ngũ  Kinh"  và  "Tứ  Thư"  mà  người  Việt  Nam
   học thuộc lòng là kèm theo những lời giải thích của
   Trình  Minh Đạo, Trình Y Xuyên và  những chú giải
   của  Chu  Hi  cũng  phải  học  thuộc  lòng  không  được
   mảy may thay đổi.  Dạy theo kiểu này rất dễ, chẳng
   qua chỉ truyền lại điều mình đã thuộc lòng, cho nên
   chính phủ không cần phải kiểm tra giáo dục gì hết.
   Chỉ  cần  xét  qua  thi  cử  là  đủ.  Học  theo  kiểu  này
   thực tình vừa dễ  lại vừa khó.  Nếu  một người  thông
   minh  thì  sau  vài  năm  đã  có  thể  thuộc  hết,  và  viết
   văn  chương  bóng  bẩy,  cho  nên  có  những  người  thi
   đỗ  tiến  sĩ  chưa  đến  20  tuổi,  nổi  tiếng  khắp  nước.
   Việc nhớ  sách  chẳng  phải  ghê  gớm  gì như người  ta
   tưởng,  toàn  bộ  sách  học  chỉ  trên  dưới  5000  trang
   nếu  chỉ  học  loại  sách  giận  lược  mà  thôi.  Cha  ông
   ta  chỉ  học  loại  sách  này,  chứ  không  học  loại  sách
   gọi  là  "Đại hoàn" đưa  sang từ  đời  Minh  trở  đi,  quá
   phức  tạp.  Còn  nếu  thiếu  thông  minh  thì  cho  đến
   già thi cũng không đỗ.  Viết văn,  làm thơ kiểu  ngày
   xưa không phải là  làm  như  chúng ta khi viết tiếng
   Pháp,  tiếng  Nga  đâu.  Ta  có  một  ý  nghĩ.  Do  chỗ
   thuộc  nhiều,  tức  khắc  ta  nhớ  đến  một  câu  có  sẵn



                                                          247
   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250