Page 247 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 247
ba người phải tôn trọng nhất là "Quân, sư, phụ"
trong đó địa vị của thầy còn ở trên địa vị của cha.
Những người cùng học một trường gọi nhau là đồng
môn vá suốt đời gắn bó với nhau. Thầy chết học
trò để tang ba năm ngang với cha mẹ. Neu thầy
chết không ai tế tự, thì học trò phải làm nhà thờ,
tậu ruộng thờ, vả lảm giỗ.
3. Cách trông coi việc học tập
Dưới đây trình bày cách trông coi việc giáo dục
đời Nguyễn mà chúng ta có nhiều tài liệu hơn cả.
Nó thừa kế các tổ chức đời Lê, nhưng chủ yếu là
bắt chước đời Thanh của Trung Quốc. Trường học
quan trọng nhất lả Trường Quốc tử giám, gọi tắt
là trường Giám ở Huế, vào năm 1821 có 60 học
sinh. Họ là con em các quan lớn ở Kinh đô, kết hợp
với những học sinh giỏi được các châu, huyện đề
cử. Người cầm đầu Quốc tử giám gọi lá Te tửu. Họ
được học bổng bằng gạo và tiền do chính phủ trợ
cấp. Tại các tỉnh, cũng như dưới đời Thanh có Đốc
học, tại các phủ có Giáo thụ vá tại các huyện có
Huấn đạo. Vào năm 1840 ở Việt Nam có 21 Đốc
học, 63 Giáo thụ và 94 Huấn đạo. Những người nảy
có trách nhiệm phải giải giảng về các kinh điển
Nho giáo. Vào những ngày lẻ giảng về kinh điển,
váo những ngày chẵn giảng về sử. Mỗi tháng vào
ngày 3, 9, 17, có ra những bài thi thử để cho học
sinh tập làm quen với thi hương. Mỗi năm váo tháng
11, mười ngày giữa tháng có kỳ thi thử cho cả tỉnh,
những người dự thi có cả những người đã đỗ tú tài
249