Page 251 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 251
bài được đưa vào văn tuyển. Các quan chấm thi
không cho điểm mà phân hạng theo bốn hạng: ưu,
bình, thứ, liệt. Ai bị liệt lá bị loại ngay, bị thứ còn
được thi nhưng cũng rất khó đỗ được. Chỉ đến thời
Pháp thuộc mới cho điểm.
Các loại bài thi là rất quan trọng nếu chúng ta
muốn đánh giá thực chất của giáo dục xưa.
5. Phong cách bài thi
Kỳ thi đầu tiên là bài Kinh nghĩa. Đầu đề là
một câu trong ngũ kinh, tứ thư, thí sinh phải giảng
nghĩa câu ấy. Nói là giảng nghĩa, nhưng không phải
giảng theo như mình hiểu, mà phải nhớ thuộc lòng
các lời giảng của Tống Nho và trình bày lại các
cách giải thích của họ. Chỉ thị của triều đình trong
"Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ" quy định việc
xét các bài thi: về "Kinh Dịch" thì theo Trình Minh
Đạo và Trình Y Xuyên, về "Kinh Thử' theo Đái
Chấn, về "Kinh Thi" theo Chu Hy, về "Kinh Xuân
Thu” theo Công - Dương Cao và Cốc - Lương Xích,
về "Lễ Ký" theo "Trần Hạo, về "Tứ Thư” theo Chu
Hy. Như vậy chẳng qua chỉ yêu cầu thuộc các Idi
giải thích của Tống Nho má thôi, không mảy may
được nói trái. Đó lá về nội dung. Còn về hình thức
thì một bái kinh nghĩa chia ra tám đoạn có đối
nhau, mỗi đoạn lá một vế, nên gọi là "bát cô" tức
là "tám vế”. Đây lầ lối văn cực kỳ hình thức, đến
mức nói đến "bát cổ" tức lá nói đến chủ nghĩa hình
thức tàn nhẫn nhất, một tai họa cho tư duy. Đen
thời Mao Trạch Đông còn nhắc đến thứ "Đảng bát
253