Page 252 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 252

cô",  "họa  bát  cổ".  Kinh  nghĩa  là  lối  văn  sĩ  tử  sợ
        nhất.  Nó  chỉ  được  đưa  vào  thi  cử  tử  đời  Tống  đời
        Hán,  đời  Đường  không  có.  Chỉ  riêng  điều  này  thôi
        cũng  thấy  bệnh  Tống  Nho  thấm   sâu  vào  trí  thức
        Việt  Nam  như  thế  nào.  Sau  trường  Đệ  N hất  này,
        trên  ba  phần  tư  thí  sinh  đã  hỏng,  cho  nên  số  còn
        lại  để  vào  trường  Nhì  là  ít.
            Vào  trường Nhì,  thường thi  phú  và  thơ.  Phú  có
        tử  đời  Hán,  và  ngay  tủ  thời  ấy  nó  chỉ  là  một  thể
        văn  để  ca  ngợi,  hoa  mĩ  tán  dương,  khoa  trương.
        Nhưng phú  để đi thi,  còn  câu  nệ  hơn là  phú Đường
        luật,  tức  là  có  đối  và  có  vần.  Đối  với  cha  ông  ta,
        chỉ là  người giỏi  phú mới là người hay chữ,  giỏi  thơ
        chỉ  mới  là  người  có  tái  thôi.  Sử  nhắc  đến  Nguyễn
        Khản,  Nguyễn  Hữu  Chỉnh,  Phan  Bội  Châu  là  nói
        đến cái tài làm phú.  Đe giỏi về phú, nhớ sách không
        đủ,  vì  những  người  đi  thi  ai  chẳng  nhớ,  vả  lại  số
        sách  chẳng có  bao  nhiêu.  Cái  khó  là  dùng  các  điển
        cố  sao  cho  kêu,  dùng  các  chữ  sao  cho  sắc  sảo,  mới
        lạ.  Vua  chúa  cần  nhất là  những  người  giỏi  ca  ngợi,
        nên  rất  trọng  về  phú.  Hết  phú,  đến  một  bài  thơ
        Đường  luật  tám  câu  bảy  chữ.  Chuyện  làm  thơ  chừ
        Hán tự thân nó là quá  dễ nhưng bát cú Đường luật
        trong thi cử  lá  một  chuyện chẳng giống như bát  cú
        thông thường ta vẫn làm, dù là bằng chữ Hán. Trước
        hết,  các  đề  mục  chỉ  quanh  quẩn  trong  chính  sự,
        điển cố, vịnh cảnh, vịnh sử, má tất cả đều là chuyện
        bên Tàu.  Điều này thực tế không khó.  Cái khó nhất
        khiến  người  ta  hỏng  là  vần.  Nó  phải  theo  Đường
        vận tức là  phải làm  thơ bát cú Đường luật kiểu  Đỗ



        254
   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257