Page 243 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 243
"Mạnh tử", "Đại học", "Trung Dung". Học xong "Tứ
thư" mới bắt đầu làm câu đối.
Kỹ thuật làm câu đối chiếm toàn bộ thời gian
dạy cái phần gọi là ngữ pháp. Tôi đã học theo lối
học náy với cha tôi, nhưng dĩ nhiên cha tôi không
giảng cho tôi theo lối học vẹt. Cái điều làm tôi băn
khoăn, đó là tại sao người ta không dạy cách đặt
câu, ngữ pháp, nghĩa các tủ, chỉ dạy cách làm câu
đối thôi, mà vẫn tạo nên được những ông tiến sĩ,
văn chương lưu loát? Đầu tiên đối một chữ, chẳng
hạn "Trời" thì đối với "Đất", tức lá dùng danh từ
đối với danh từ, về động từ, tính từ, từ láy âm cũng
thế. Sau đến đối hai chữ, rồi đối bốn chữ. Khi đã
đối quen bốn chữ, tự nhiên học sinh nắm được ngữ
pháp. Tiếp theo đó, học "Ngũ Kinh", bắt đầu bằng
"Kinh Thi", "Kinh Lễ"', "Xuân Thu", "Kinh Thư", kết
thúc bằng "Kinh D ị c h Trong lúc này, học làm bài.
Đầu tiên học làm một đoạn, sau đến hai đoạn. Để
quen với cách làm bài cũng không giải thích gì má
chỉ học những bải văn mẫu. Có những bài văn mẫu
thuộc đủ mọi loại, phú, văn sách, kinh nghĩa, tứ
lục... Cứ theo mẫu mà viết. Đồng thời, học Bắc sử,
tức là sử Trung Quốc. Tác phẩm phải học lá "Thông
giám cương mục" của Chu Hi từ đầu đến hết thời
Bắc Tống, tức lả đến năm 1121. Nói khác đi, để đi
thi, cha ông ta chỉ học Bắc sử, mà Bắc sử cũng chỉ
học cho đến năm 1121. Phần sau đó không nằm
trong chương trình thi cử.
Như vậy, có những điều rất lạ má chúng ta
phải lý giải nếu muốn có một nhận thức về văn hóa
245