Page 244 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 244

xưa  để  tìm  hướng đi  trong  hoàn  cảnh  hiện  tại.  Khi
         đọc  các  sách  viết  về  văn  hóa  xưa,  trừ  Cao  Xuân
         Huy  ra,  tôi  không  thấy  cái  mà  châu  Âu  gọi  là  óc
         bình luận. Người thì khen khá chiết trung như Trần
         Trọng Kim người thì chê khá xô bồ như Phan Khôi,
         còn phần lớn chỗ  này khen chỗ kia chê,  không thấy
         chính  mục  đích  mình  làm  là  vì  ai.  Chỉ  có  Hồ  Chí
         Minh  là  người  tách  được  trong học vấn  xưa  cái  bất
         biến  dùng  được  cho  thời  hiện  đại.  Nhưng  do  hoàn
         cảnh,  Bác  không  thể  tiến  hành  công  tác  bình  luận
         cho  triệt  để,  bởi  vì  công  tác  náy  tự  nó  là  công việc
         triết  học  phức  tạp,  đi  vào  đây  sẽ  cuốn  hết  cả  cuộc
          đời  không  còn  có  thì  giờ  làm  cách  mạng  nừa.
              Trước  hết,  phải  thấy  khi  Việt  Nam  theo  Hán
         học,  tức  là  vào  năm  1070  lúc  xây  Văn  Miếu,  thì
         Việt Nam  đã tiếp thu văn hóa Tống Nho của Trung
          Quốc  đương  thời  theo  Tống  Nho  rồi.  Vào  đời  Trần,
          Chu Văn An viết  "Tứ  Thư thuyết  ước”,  tức  là  về  cơ
         bản  đã  chấp  nhận  Tống  Nho,  vì  danh  từ  "Tứ  Thư”
          lá  sản  phẩm  của  Tống  Nho,  trước  đó  không  ai  nói
          đến  chuyện tách  "Đại Học",  "Trung Dung" từ  trong
          "Lễ K ý” thành hai tác phẩm riêng, cũng không xem
          "Mạnh  tử" là  tác  phẩm  kinh  điển.  Mãi  cho  đến khi
         khoa  cử  chấm  dứt  năm  1919,  cái  học  của  cha  ông
          ta  chỉ  thu  hẹp  trong  phạm  vi  Tống  Nho  mà  thôi.
          Dĩ  nhiên,  Văn  hóa  Hán  sau  đó  còn  thay  đổi  rất
         nhiều,  những  người  Việt  Nam,  trữ  trường  hợp  đặc
         biệt  của  Lê  Quý  Đôn,  Nguyễn  Đức  Đạt và  các  nhà
         nho  sau  khi  Pháp  xâm  lược  đã  tự  mình  tách  khỏi



         246
   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249