Page 160 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 160
khổ, phát huy đạo lý tình nghĩa để lôi cuốn những
người ở xa, tránh chiến tranh. Đó chẳng phải một
đường lối hiện đại sao?
Không những Khổng tử chống chiến tranh, mả
ông còn chống việc dùng bạo lực. õng chủ trương
"nêu gương tốt" khiến người khác theo. Tuy không
chống lại pháp luật nhưng ông thiên về "Đức trị":
"Tử Lộ hỏi cách lầm chính sự, Khổng tử đáp:
- Mình hãy làm trước. Mình hãy chịu vất vả trước.
- Xin cho biết thêm nữa.
- Làm như thế không biết mỏi mệt" (Chương
VIII, Tử Lộ).
"Neu một người làm cho thân mình ngay thẳng
thì việc làm chính sự có gì khó khăn đâu?Neu chính
anh ta không thê làm cho mình ngay thẳng thì anh
ta làm sao có thể làm cho người khác ngay thẳng
được?"(Chương XIII, Tử Lộ).
"Khổng tử nói: "Lấy chính sự để dẩn dắt dân,
dùng hình phạt đê thực hiện sự bình đẳng thì dân
sẽ tránh hình phạt nhưng không cảm thấy xấu hổ.
Lấy đức đê dẫn dắt dân, lấy lễ để thực hiện sự bình
đẳng thì dân biết xấu hô và sẽ tốt" (Chương II,
Vi chính).
Trong giai đoạn đầu của cách mạng, thực tình
những người chỉ huy quân sự, chính trị, kinh tế
đều không phải có kinh nghiệm và hiểu biết sâu,
nhưng chính vì họ mẫu mực về tư cách đạo đức cho
nên chẳng dùng đến bạo lực má dân vẫn theo đến
cùng. Các nước tư bản rất thông thạo pháp luật,
162