Page 387 - AllbertEstens
P. 387
Một lý tưởng như vậy về sự chắc chắn đã dẫn đến nhị
nguyên luận Descartes, tức là một cái nhìn phân chia vể Vũ trụ.
Một mặt có những biến ccT tuân theo các định luật cơ bản, thuận
nghịch trong thời gian, thí dụ như định luật về sự rơi của các
vật của Newton. Nhưng nếu bạn muốn áp dụng các định luật cơ
bản cho sự sống chẳng hạn, hiện tượng này hiển nhiên biểu thị
mũi tên của thời gian, bạn sẽ thu được một hệ rất là phức tạp,
nó cho bạn thấy một cách hiển hiện tính không thuận nghịch.
Vật lý học ngày nay quên mất rằng Vũ trụ không chỉ là sự
chuyển đến cái không trật tự, mà còn là sự chuyển đến cái kết
hợp. Nó bỏ qua một nửa Vũ trụ, cái phần làm chúng ta chú ý
nhiểu hơn.
Hỏi: Phải chàng cho đến nay cần phải chấp nhận một sự
phân chia Vũ trụ như vậy để thực hành khoa'hçtc ?
P.: Các kết quả của cách tiếp cận điển hình phương Tây
này là hiển nhiên, vi nó cho phép nghiên cứu những hệ đơn
giản, thí dụ như sự rơi của một vật.
Khoa học Trung Hoa đã tiến hành một cách khác. Nó quả
thật đã thu được những kết quả rất đẹp, nhất là việc khám phá
ra từ trường. Nhưng nó không dẫn đến mối quan hệ này mà
chúng ta thực hiện giữa mô hình lý thuyết và sự kiểm chứng
thực nghiệm. Người Trung Hoa nhìn thấy sự phức tạp của thế
giới, và cái nhìn này đã ngăn cản họ đi tìm các định luật định
lượng. Họ không đi đến ý nghĩ ném một hòn đá và đo quãng
đường đi của Ĩ1Ó với một chiếc đồng hồ. Việc đó chẳng đáng để
tquan tâm: Một hôm hòn đá rdi nhanh, hôm khác nó rơi chậm ,
hơn, tùy theo mức độ ẩm, nhiệt độ hay gió. Đốỉ với ngưòi Trung
Hoa, Vũ trụ là một tổng thể, thật là vô ích nếu phân chia nó ra.
Khoa học của chúng ta, trái lại, đã ra đời từ ý tưởng theo
đó khi ta biết cái bé nhất, cái sơ cấp, quỹ đạo, hàm sóng, ta sẽ có
thể hiểu được các sự vật. Ngay cả sự sống.
385