Page 389 - AllbertEstens
P. 389
Newton, nhưng chúng ta cũng muôn nhìn thấy các sự vật trên
toàn cục chứ không chia cắt thành những mảnh nhỏ.
THỜI GIAN KHÁC VỚI NHỮNG TÍNH CHẤT NGƯỜI TA GÁN
CHO NÓ
Etienne Klein
Sau thí nghiệm của nhóm N. Gisin ở Geneve chứng minh
thời gian không chảy trôi trong thế giới ỉượng tử; tạp chí
"Science et Vie" (tháng 1-2003, tr. 48-50) đã có cuộc phỏng vấn
nhà vật lý và triết học Pháp Etienne Klein về cuộc thí nghiệm
này. Dưới đây là toàn văn cuộc phỏng vấn đó.
Science & Vie: Ồng có ngạc nhiên không trước các kết
quả của thí nghiệm do giáo sư Nicolas Gisin tiến hành cùng với
Antoine Suarez ?
Etienne Klein: Không, tôi không ngac nhiên về các kết
quả này, chúng hoàn toàn phù hợp với các tiên đoán của vật lý
lượng tử. Nếu ta xét lý thuyết này đến từng ly từng tí thì "sự
vướng mắc” [tiếng Pháp là Tintrication"] giữa hai hạt không
thể được mô tả như là một hiện tượng nhân quả chặt chẽ: Ta
không thể nói một hạt là ỏ một chỗ nào đó, hạt thứ hai là ở một
chỗ khác, và có một tín hiệu lan truyền giữa hai hạt ấy. Hệ cần
được xem như một toàn thể, ta không thể nói riêng rẽ về các hạt
cấu tạo nên hệ. Song thí nghiệm này .là cần thiết và quan trọng.
Các thí nghiệm trước không cho phép phân rõ vật lý lượng tử
chính thông và một sô' cách giải thích theo quan điểm thực tại,
khôi phục lại tính nhân quả của vật lý cổ điển như "tính đa
đồng thòi" của Antoine Suarez [lý thuyết hoàn toàn phù hợp với
cơ học lượng tử ngoại trừ một điểm là nó tôn trọng tính nhân
quả theo thời gian trong hiện tượng vướng mắc và tiên đoán sự