Page 336 - AllbertEstens
P. 336
quả của Kramers là hoàn toàn đúng, vì hiệu ứng Stark bình
phương có thể xem như một trường hợp giới hạn của sự tản xạ
ánh sáng với bước sóng rất lớn. Nhưng vi ta biết trước là tính
toán về sự tán xạ trên một nguyên tử hyđro bằng các phương
pháp của vật lý cổ điển phải dẫn đến kết quả sai - hiệu ứng cộng
hưởng đặc trứng sẽ xảy ra với tần số quỹ đạo của electron - cho
nên tính toán của Kramers khó có thể được chờ đợi là cho kết
quả đúng. Bohr trả lời là ở đây ta cần phải tính đến phản ứng
[phản tác dụng] của bức xạ đối với nguyên tử, nhưng hiển nhiên
ông rất bận tâm về ý kiến phản đối đó. Sau khi cuộc thảo luận
đã kết thúc, Bohr gặp tôi và đề nghị chúng tôi cùng đi dạo ở
Hainberg bên ngoài Göttingen. Dĩ nhiên là tôi rất thwh. Cuộc
thảo luận đã đưa chúng tôi đi đi lại lại trên những ngọn đồi có
rừng thưa vùng Hainberg là cuộc thảo luận sâu sắc đầu tiên về
'các vấn đề triết học và vật lý cơ bản của lý thuyết nguyên tử hiện
đại mà tôi có thể nhớ được, và nó chắc chắn đã có ảnh hưởng
quyết định đến con đường đi của tôi sau này. Lần đầu tiên tôi
biết được rằng quan điểm của Bohr về lý thuyết của ông là một
sự hoài nghi còn cao hơn rất nhiều so với nhiều nhà vật lý khác -
thí dụ như Sommerfeld - lúc bấy giờ, và sự nhận thức của ông về
cấu trúc của lý thuyết không phải là kết quả của một sự phán
tích toán học các giả thiết cơ sở, mà chính là một sự quan tâm
mạnh mẽ đến các hiện tượng thực tế, đến mức có thể là ông đã
cảm nhận được mối quan hệ một cách trực giác hơn là suy ra
chúng một cách hình thức.
Như vậy tôi đã hiểu: Kiến thức về tự nhiên đạt được trước
• I / • I •
hết là theo cách đó, và chỉ ở bước tiếp theo ta mới có thể thành
công cô định kiến thức của mình dưới dạng toán học và đặt nó
trước sự phân tích hoàn toàn duy lý. Bohr trước hết là nhà triết
học, không phải nhà vật lý, nhưng ông hiểu rằng triết học tự
nhiên ngày nay và trong thời đại chúng ta chỉ có trọng lượng
334