Page 302 - AllbertEstens
P. 302
Giai đoạn thứ hai đã bắt đầu với ý tưởng về sóng vật chất
của Louis de Broglie từ các năm 1923 - 1924 và kết thúc không
lâu sau đó với sự xuất hiện cơ học ma trận của Werner
* • • •
Heisenberg năm 1925 và cơ học sóng của Erwin Schrödinger
năm 1926, hai lý thuyết này ngay sau đó (1926) được chứng
minh là tương đương với nhau và thường được gọi là cơ học
lượng tử (xem các Phụ lục A2 và A3). Đây là bộ phận hoàn
chỉnh đầu tiên của lý thuyết lượng tử. Nó cho phép tìm lại và
kết quả thường là tốt hơn các tiên đoán của lý thuyết lượng tử
cũ; và chỉ trong mấy năm sau đó, nó còn giải thích được nhiều
kết quả thực nghiệm khác, trong sô" đó có phổ của các nguyên tử
phức tạp và tính chất của các phản ứng hóa học.
Cơ học lượng tử này sau đó đã được mở rộng sao cho còn
bao hàm được cả các nguyên lý của lý thuyết tương đối (hẹp).
Những cô" gắng lúc đầu vào năm 1926 đã dẫn đến phương trình
Klein-Gordon, một cái tên gọi được sử dụng phổ biến nhưng
không thể hiện được những nghiên cứu đồng thời của nhiều
ngưòi: E. Schrödinger, o. Klein, V. Fock, w. Gordon, L. de
Broglie, Th. de Dondu, H. van Dungen, J. Kudar. Phương trình
này có khó khăn là mật độ xác suất suy ra từ phương trình có
thế có giá trị âm và nó đã bị loại bỏ ngay từ đầu. Sau này, với sự
phát triển của lý thuyết trường lượng tử, nó lại được sử dụng
nhò một sự thay đổi vê' cách giải thích: Đây không phải là
phương trình về trạng thái của hạt mà là một phương trình
trường mô tả các lượng tử ứng vối các hạt có spin 0.
P. A. M. Dirac, trong một công trình năm 1928, đă đưa ra
phương trình sóng tương đối tính (relativistic wave equation)
đúng đắn. Phương trình này không những tránh được khó khăn
xác simt âm mà còn thực hiện được một điểu cực kỳ quan trọng:
Mô tả được spin bán nguyên của electron mà G. E. Ưhlenbeck
và s. Goudsmit đã khám phá ra năm 1925.
300