Page 303 - AllbertEstens
P. 303
Phương trình của Dirac cũng đã gặp khó khăn tưởng
chừng không thể vượt qua được là sự tồn tại các trạng thái năng
lượng âm. Song vào năm 1930, ông đã tìm ra giải pháp cho vâ"n
đề bằng cách từ bỏ quan niệm hiện có về "chân không", từ đó
giải thích sự tồn tại trạng thái năng lượng âm của electron bằng
sự tồn tại của một hạt giống hệt như electron trừ vê dấu của
điện tích - electron dương hay pozitron. Hạt giả thiết này đã
được c . Anderson phát hiện năm 1932 từ những vết nó để lại
trên một sô" bức ảnh đã chụp được khi nghiên cứu tia vũ trụ.
Phát hiện này là một chiến thắng của lý thuyết lượng tử đồng
thời một chiến thắng của lý thuyết tương đốì.
Bước phát triển lớn tiếp theo là xây dựng lý thuyết lượng
tử cho các trường và các tương tác cơ bản (điện từ, mạnh, yếu) -
lý thuyết trường lượng tử. Công việc này đã được Dirac khỏi
sự từ năm 1927, trước hết là vối trường điện từ, trường duy nhất
được biết lúc bấy giờ là cần phải tính đến khi xem xét vật chât ở
quy mô nhỏ (không kể trường hấp dẫn quá yếu). Sau một thời
gian khủng hoảng với "tai họa phân kỳ", công việc đã tiến triển
tốt đẹp nhờ khám phá ra kỹ thuật tái chuẩn hóa vào cuối những
năm 1940 với công sức của nhiểu người, trước hết là S.-I.
Tomonaga, J. Schwinger, R. Feynman và F. Dyson. Điện động
lực học lượng tử (QED), lý thuyết trường lượng tử cho tương tác
điện từ, từ chỗ "bị chê bai vào những năm 1930, đã trỏ thành
viên ngọc quý của lý thuyết" [7], là khuôn mẫu cho việc xây
dựng các lý thuyết trưòng khác sau đó.
Lý thuyết trường lượng tử cho tương tác mạnh (tương tác
hạt nhân) đã được đặt ra sau khi người ta khám phá ra hạt
nơtron vào năm 1932 và, từ đó, sự cần thiết làm rõ bản chất của
tương tác giữa các nuclon (tên chung của nơtron và proton) cấu
tạo nên hạt nhân nguyên tử. Đây là một con đường rất dài và
phức tạp kéo dài trong gần nửa thê kỷ từ mô hình tương tác hạt
301