Page 298 - AllbertEstens
P. 298
hậu quả, cấu hình của các nguyên nhân vào một thời điểm nào
đó hoàn toàn xác định các biến cô" trong thời điểm tiêp theo, và
cứ như thê mãi. Đó là nguyên lý tất định, nhân - quả, không có
bất định trong tự nhiên. Bất định mà ta nhận thấy chỉ là phản
ánh của sự không hiểu biết; nếu có sự hiểu biết đầy đủ, ta sẽ
luôn luôn có thể tiên đoán được tương lai.
Thứ hai, gắn bó vối nguyên lý tất định, là nguyên lý định
lượng biểu thị tinh thần chính xác của khoa học: Khoa học là đo
các sự vật và thiết lập các quan hệ chính xác giữa các phép đo.
Tự nhiên, xét đến cùng, phải được mô tả bằng những con sô" -
những tọa độ trong không gian, những thời điểm của các biến cô"
và những hệ sô" mô tả các tính chất vật lý. Sự hiểu biết về tự
nhiên có tiến triển hay không là trên cơ sỏ xử lý các quan hệ
giữa các con sô" đó.
Thứ ba là nguyên lý liên tục - quan niệm về sự chuyển
của tự nhiên từ trạng thái này sang trạng thái khác được xem là
diễn ra một cách liên tục vối nghĩa giữa hai thời điểm luôn luôn
có một thòi điểm khác, trung gian, và giữa hai vị trí luôn luôn có
một vị trí khác, trung gian; đối với bất kỳ quá trình nào của tự
nhiên, ta cũng có thể chia nó thành những phần nhỏ hơn, sự
chia này có thể tiến hành mãi mãi.
Thứ tư, từ các nguyên lý nêu trên, nhà khoa học đã xem
mình không như một con người, mà chỉ là một dụng cụ, không
tình cảm, không định kiến và phần nào hơn con người. Tự nhiên
hiện ra như một bộ máy khổng lồ không có cá tính con người
(impersonal), nó vận hành theo cách không thể bị nhiễu loạn
được, và người quan sát - con người chỉ có thể hé nhìn nó một
cách thụ động. Đốĩ vối tự nhiên, nhà khoa học không phát minh,
anh ta nhìn. Anh ta không sáng tạo ra trật tự trong các hiện
tượng tự nhiên, anh ta chỉ tìm ra nó, thê thôi. Dù coi mình là
một dụng cụ, anh ta không cho rằng có một tương tác nào đó